CHUYỆN T̀NH TRUNG THU BA MƯƠI NĂM SAU

 

 

Cách đây khoảng hơn hai năm, một số chuyện lộn xộn xảy ra trong sở có liên hệ dến việc làm và trách nhiệm của tôi. Với những phản ứng thẳng thắn và nóng nảy, tôi không ngờ đă làm một số người ghét bỏ, t́m cách trả đũa và chèn ép. Lúc ấy tôi vô cùng khổ sở, tâm hồn bất ổn, căng thẳng, rối rắm, tuyệt vọng. Ḷng tự tin hầu như biến mất. Tôi luôn tự trách ḿnh v́ sợ thiên hạ chê bai, hiểu lầm. Tất cả đă ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống gia đ́nh và khả năng làm việc của tôi. Tôi nghĩ tôi đă thành một con người tồi tệ!

Theo lời khuyên của vài người thân, tôi đi gặp cố vấn tâm lư với hy vọng họ giúp tôi gỡ rối những u uẩn, bồn chồn. Nhưng sau lần đó, tôi không trở lại nữa v́ tôi thấy họ không thể giúp ǵ cho tôi cả. Những lời “gỡ rối tơ ḷng” của họ không có ǵ lạ và có vẻ chung chung. Tôi muốn tự ḿnh t́m lấy con đường đưa đến b́nh an trong tâm hồn trước khi phải nhờ đến bác sĩ chuyên môn và thuốc men trị liệu như trường hợp của mẹ tôi trước đây.

Mỗi lần nghĩ dến bà, tôi thấy buồn và chua xót. Bà qua đời hơn một năm nay trong viện dưỡng lăo, nơi bà đă sống những năm tháng dài vô vị và hờ hững. Bà không c̣n nhớ, không c̣n biết ǵ nhiều. Chứng bệnh trầm cảm (depression) từ lâu đời và những phản ứng phụ của thuốc men chữa trị đă biến mẹ tôi thành một bà lăo không hồn, nằm bất động trên giường hay ngồi gục đầu lặng lẽ trên chiếc xe lăn đặt trước cửa pḥng trong viện.

Cuộc đời mẹ tôi hầu như luôn luôn gắn liền với sự bất an, lo lắng và nghịch cảnh. Bà đă phấn đấu dến tột cùng để đưa gia đ́nh vượt qua biết bao sóng gió, trở ngại nhưng bà đă thất bại với chính bà. Tôi nhớ ngay lúc con cái c̣n nhỏ, chứng đau bụng đă triền miên âm ỉ làm khổ bà, không thuốc nào chữa khỏi. Thuở ấy ở Việt Nam, mấy ai thấy đó như là dấu hiệu đáng ngại của một tâm hồn rời ră, muộn phiền? Tôi không muốn đi lại con đường tự hủy hoại như mẹ tôi, để cuối cùng thân tàn héo úa trong bệnh viện hay nhà dưỡng lăo.

Thế rồi một buổi sáng, thấy tôi phờ phạc sau một đêm không ngủ, chồng tôi khuyên tôi nên vào chùa gặp bạn bè tṛ chuyện cho khuây khỏa, tránh suy tưởng những chuyện không đâu. Ư đó làm tôi nhớ tới nhóm thiền trong chùa Phật Ân. Tôi nghĩ Thiền là một cách giúp ḿnh tịnh tâm, giải tỏa ưu phiền. Tôi liền gọi điện thoại cho chị Nga Nita Truitner nói rơ ư muốn. Chị đă sốt sắng đưa tôi lên lầu trên của chùa để hướng dẩn và ngồi thiền chung với tôi ngay hôm đó. Lối thiền của chị là Thiền Minh Sát, cách thiền căn bản và chính yếu của Phật giáo nguyên thủy; mục đích tối hậu là loại trừ những vẩn đục trong ḷng để có được sự b́nh an, tĩnh lặng.

Về nhà, tôi cố gắng ngồi thiền nhưng khó quá, v́ tâm tôi c̣n vướng mắc, đứng ngồi không yên, lúc nào cũng thấy có một cái ǵ không ổn. Tôi cần phải t́m hiểu tận cội rễ tại sao ḿnh có một trạng thái bất an như vậy? Hiểu được điều này chị Nga đưa cho tôi sách nói về Đức Phật và Phật pháp nguyên thủy trong thư viện của chùa. Tôi c̣n nhớ đó là một quyển sách dày, được viết từ thời xa xưa.

Tôi như người đang cơn đói, không phải đói miếng ăn mà là đói đọc, bất cứ sách ǵ, để lục lọi, t́m hiểu tâm linh của ḿnh. Chị Nga đă giúp tôi chọn đúng những ǵ tôi cần.”The purpose of studying Buddhism is not study Buddhism, but to study ourselves.” [Shunryu Suzuki “Zen Mind, Beginner’s mind”]. Đây là một trong những câu của các danh sư mà chị Nga gởi cho nhóm thiền của chị qua e-mail. Thật quả đúng như trường hợp của tôi.

Cũng có vài điểm trong sách tôi không hiểu lắm, nhưng nói chung, nó đă ảnh hưởng đến tôi nhiều. Lắm chỗ một lời Phật dạy cứ lập đi lập lại:” này hởi tỳ kheo, này hởi tỳ kheo, nầy hởi...”. Tôi vẫn đọc không chán. Nó như những tiếng vang, tiếp tục dội mạnh vào ḷng tôi. Sau đó tôi đọc thêm một số sách và nghe băng giảng của vài thầy; nhờ vậy mà có dịp làm quen với mấy chữ: Vô thường (impermanence), Vô ngă (non self), Không(emptiness), Nhân Duyên Sinh (the law of causality) cùng ḷng tin tường tuyệt đối vào luật Nhân Quả Nghiệp Báo (the law of cause and effect).

Nghĩ lại mà mắc cở, lúc trước tôi thường nói tôi theo đạo Phật mà thật ra tôi có hiểu ǵ về đạo đâu? Sách Phật cũng có trong nhà mà chẳng bao giờ đụng tới. Cái biết của tôi hiện nay vẫn c̣n kém cỏi, nông cạn. Tuy nhiên, nó đă giúp tôi t́m lại sự b́nh an trong tâm hồn. Tôi thấy rơ hơn rằng đời là vô thường, vạn vật kể cả bản thân và tâm thức của mỗi chúng ta cũng biến chuyển, thay đổi không ngừng. Câu thơ của Thiền sư Vạn Hạnh: “Cuộc đời như áng mây bay; trăm năm như cái nhướng mày đó thôi” bây giờ đọc lên tôi thấy nó có nhiều ư nghĩa hơn trước.

Con người không ai thoát khỏi ṿng “sinh lăo bệnh tữ” cùng với những khổ đau về tâm lư như cô đơn, thất vọng, giận dữ…Rồi tấm thân vô ngă tạm bợ, đến rồi đi, cát bụi trở về với cát bụi. Trong vũ trụ này, không có ǵ mất mà cũng không có ǵ là vĩnh viễn. Cái nhân và duyên đă đưa đẩy sự h́nh thành của mọi điều, mọi vật. C̣n duyên th́ hợp, hết duyên th́ tan, cũng giống như các đám mây trên trời xanh khi đến khi đi. Có mà không, không mà có.

Trong cuốn “Nghĩ Từ Trái Tim “, tác gỉả Đỗ Hồng Ngọc đă có lư khi viết, “Nỗi khổ của con người là do cái ngă của mỗi cá nhân lớn quá. Cái ǵ cũng của tôi, cho tôi…nên bám víu, lại luôn nghĩ rằng cái của tôi, v́ tôi…đó là thường hằng, vĩnh viễn nên khi mất đi, tan biến đi th́ khổ năo sầu bi. Ngay cả những người tu hành muốn thoát ngă có thể lại nặng ngă hơn như ôm lấy chùa của ta, cốc của ta, sau khi tưởng đă thoát khỏi nhà của ta”.

Thật vậy, ngày vui qua mau, chuyện buồn theo thời gian rồi cũng phai. Tiếng khen chê, thị phi, đúng sai chỉ có giá trị tương đối. Biết bao nhiêu người và việc bị thế gian cho là có tội, là sai, rồi về sau xét lại cho là vô tội, là đúng và ngược lại. Hiểu thêm được tính cách vô thường, vô ngă của cuộc đời và duyên khởi đă giúp tôi có cái nh́n khoan nhượng hơn với người khác, bớt thành kiến, ích kỷ, hay bắt bẻ. Riêng bản thân, tôi ráng thất bại không nản, thành công không kiêu hănh; buồn vui, cảm xúc có chừng mực hơn xưa.

Hồi trước, hể mất cái ǵ về vật chất, cơ hội, t́nh cảm… là tôi buồn tiếc, đâm ra bực tức hay ân hận. Trong ḷng không an, lúc nào cũng nghĩ lui về quá khứ; “giá mà” hay “nếu mà “ rồi tự trách ḿnh hay trách người. Bây giờ, cũng tiếc đó nhưng rồi mọi sự trở nên nhẹ nhàng, chứ không c̣n trầm trọng như trước. Tôi giữ được tâm hồn b́nh thản bỡi v́ tôi hiểu cuộc đời c̣n nhiều đổi thay. Tấm thân ḿnh như bọt bèo, hơi đâu mà vướng bận với những ǵ đă xảy ra, không thể nào níu kéo hay thay đổi được.

Giai đoạn khủng hoảng vừa qua là một kinh nghiệm lớn cho tôi, là một dịp để tôi dừng lại, nh́n lại, suy xét lại con người ḿnh và t́m cách chuyển hoá. Tôi cảm thấy tôi là người may mắn vô cùng. Cái đau khổ nội tâm hai năm về trước đă trở thành cái duyên đưa đẩy tôi t́m hiểu Đạo Phật, khởi đấu bằng việc ngồi Thiền với chị Nga Truitner tại chùa Phật Ân. Và sau đó là sự hổ trợ tinh thần của biết bao thân quyến, bạn bè. Tôi không c̣n ngồi nghĩ vẩn vơ một ḿnh. Gậm nhấm nỗi muộn phiền sẽ dễ khiến ta xa rời thực tế rồi nẩy sinh ra những điều hoang tưởng.

Qua bài viết này, tôi hy vọng sẽ giúp cho các bạn nào chưa có dịp đọc những ǵ liên quan đến Phật giáo th́ hăy đến với giáo lư đạo Phật. Kinh nghiệm của tôi cho thấy đạo Phật đă giúp tôi “ tỉnh thức”, khôi phục lại niềm tin để sống không với ưu phiền, bực bội. Quá khứ đă qua, tương lai chưa tới, vậy th́ “chỉ có giờ phút hiện tại mới là sự sống, hạnh phúc trong hiện tại mới là đáng kể”. Mà để sống trong hiện tại chúng ta phải thở. Nhưng mấy ai biết dùng phép lạ của Sự Tỉnh Thức và Chánh Niệm đễ đạt được như bốn câu thơ sau đây của thầy Nhất Hạnh:

Thở vào, tâm tỉnh lặng
Thở ra, miệng mỉm cười
An trú trong hiện tại
Giờ phút đẹp tuyệt vời.

Theo tôi, Thiền là một việc rất cần thiết trong cách tu luyện, định tâm. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong quyển “ Nghĩ từ trái tim” viết về Tâm Kinh Bát Nhă đă nhắc đến Thiền như sau :“Thiền là để cho ḿnh lắng đọng lại , không bị lôi cuốn vào trăm ngàn thứ chuyện lăng xăng, vọng động, không để cho cái tâm nhảy nhót như khỉ như ngựa (tâm viên ư mă) làm cho ta mất rất nhiều năng lượng, vất vả , lao đao. Có thể nói Thiền là thở. Chỉ cần nhớ cái chủ yếu là “thở bụng” đều, chậm, sâu, êm và luôn “nghĩ về hơi thở” của ḿnh trong lúc thở là được. Đừng gắng sức cũng đứng nóng vội.”

“Thở vào th́ biết ḿnh thở vào, thở ra th́ biết ḿnh đang thở ra, thở vào một hơi dài th́ biết ḿnh đang thở vào một hơi dài, thở ra một hơi ngắn th́ biết ḿnh đang thở ra một hơi ngắn”. Thật là giản dị nhưng lợi ích vô cùng. Về mặt sinh lư, thở mang dưỡng khí vào và thải thán khí ra khỏi cơ thể. Về mặt tâm lư, “vừa thở vừa quan sát sự thở, để ư đến hơi thở vào, ra, dài, ngắn ra sao…khiến ta quên suy nghĩ đến chuyện khác; nhờ đó mà đầu óc ta tỉnh lặng lại, thư giăn ra”.

Khi giận, hơi thở ta trở nên dồn dập, không kiểm soát được, làm ta mất khôn. Để tránh những phản ứng vội vàng “đổ dầu vào lửa”, bạn hăy t́m cách chú ư đến hơi thở của ḿnh, thở sâu và dài, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả của nó. Theo Bác sĩ “Người nào kiểm soát được hơi thở th́ kiểm soát được tâm”. Ông c̣n viết “Nói ra có vẻ dễ nhưng thật ra không dễ dàng ǵ v́ khi nổi giận ta có khuynh hướng bị cuốn hút vào cơn giận, quên thở hơn là tập trung vào hơi thở…để dằn cơn giận.”

C̣n tư thế thiền, ngoài thế ngồi kiết già (tư thế yoga) có từ ngàn năm trước khi Phật ra đời, thầy Nhất Hạnh trong sách “Phép lạ của sự tỉnh thức” đề nghị “ mỗi ngày ngồi một giờ đồng hồ th́ tốt lắm nhưng không đủ thiếu ǵ. Phải tập thiền trong khi đi, đứng, nằm, ngồi và làm việc”, có nghĩa là: “làm ǵ cũng làm trong chánh niệm, hăy sống với giờ phút hiện tại, hăy t́m được sự an lạc trong khi làm những việc đó, đừng mong cho chóng xong”.

Khi tôi bắt đầu tập Thiền mà phần lớn là Thiền Hành, tâm hồn đang khổ sở , bấn loạn, việc định tâm vào hơi thở không phải dễ. Do đó, hầu như tôi dành hết th́ giờ Thiền cho việc này và đều đặn mỗi ngày. Rồi Thiền “đi”trở thành thói quen, không “đi” th́ “nhớ”. Tôi biết bạn sẽ cười lối thiền kỳ cục này, nhưng không sao, miễn là nó giúp tâm hồn tôi lắng dịu và tỉnh thức. Có thể ví Tâm đă định như một cái ao đă lắng bùn, mặt nước phẵng lặng, trong veo; đó chính là Tâm thật của ta, cái Tâm không vọng động, sân si, tưởng tượng viển vông…Nhờ thế, ta có thể nh́n xuyên qua nó để quan sát tất cả những ǵ chất chứa dưới đáy; rồi ta sẽ nhận diện nó, t́m hiểu nó.

Những buổi chiều đi bộ sau giờ làm việc, tôi cố gắng tập trung vào hơi thở “thở vào tôi biết tôi thở vào, thở ra tôi biềt tôi thở ra”. Sau khi tâm đă tịnh và thư giăn, với Chánh Niệm ( Right mindfulness), tôi nhớ nghĩ về một điều ǵ, tức là “Quán” trong Đạo Phật. Việc này quan trọng hơn là chúng ta tưởng. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đă phân tích như sau: “Trong lúc Thiền, nghĩ tới điều lành, điều thiện th́ rơ ràng hơi thở sẽ điều ḥa, tâm hồn sẽ thư thái; nghĩ về điều xấu, điều ác th́ lập tức hơi thở hằn học, hổn hển, tim đập nhanh, mạch máu co thắt lại, huyết áp tăng lên..Tâm lư ảnh hưởng sinh lư một cách rơ rệt.”

Tôi có đọc đâu đó lời kinh Phật: “Sự phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng”. Vâng, chưa ǵ hết mà ḿnh đă buông xuôi, bỏ cuộc, đầu hàng. Sự tuyệt vọng sẽ xô ta xuống vực thẳm, sẽ khiến ta có những quyết định và hành động nông nổi, có thể hủy hoại tất cả và làm khổ lây những người thân. Theo tôi, muốn tránh ngă gục, hăy t́m hiểu triết lư Đạo Phật, một triết lư sâu xa về sự sống; đó là con đường tốt nhất để t́m hiểu chính ḿnh, nhằm giải tỏa mọi phiền muộn, khổ đau. Tôi tự nhủ: chiến thắng với chính ḿnh mới là chiến thắng quan trọng và khó khăn v́ như lời Phật:” Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính ḿnh”.

Tâm Đoan
Minnesota, 01/2007


Sách tham khảo:
Nghĩ từ trái tim- Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Phép lạ của sự Tỉnh thức- Thích Nhất Hạnh
An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh
Đức Phật và Phật Pháp- Cố Ḥa Thượng Narada.