Con bé tên là Hạnh nhưng nghịch ngợm không thể
tả, leo trèo phá phách tối ngày, dường như nó quên là nó đă 16, vừa làm
cô tú một. Con bé lại dễ khóc vô cùng, đụng một chút là hai hàng nước
mắt chảy, chảy vô tội vạ, chảy như mưa như băo làm năo ḷng thiên hạ.
Con bé cũng dễ bị dụ, chỉ cần một trái sim, trái bứa chi là nó nhoẻn
miệng cười ngay, anh con bé chuyên môn chọc nó "ê, vừa khóc vừa cười ăn
mười cục..." rứa là con bé ré lên, ngúng nga ngúng nguẩy thấy bắt tức
cười; "ê, bé con, biết năm ni mấy tuổi không hở?” “-da, thưa anh, năm ni
em mới...1 tuổi...sáu…xii’i.. làm bộ người lớn hoài, Văn hơn em có 6
tuổi chơ mấy", sướng chưa, sáu tuổi mà chơ mấy, con bé khoái kêu Văn
bằng tên và xưng em, nghe tên ḿnh giữa hai làn môi xinh đó, thích làm
sao nên dù Mạ nó cứ la nó th́ Văn lại vẫn xin với bác để cho nó tự
nhiên. Văn th́ khoái gọi nó là Mit ướt cứng đầu,
- Cái chi mà Mit ướt cứng đầu?
-Đụng một chút là khóc, hai chút là khóc th́ không là mit ướt chớ là
chi? rồi đụng một chút là chu miệng lên căi bướng, không kêu cứng đầu
cũng uổng.
Tưởng nói như rứa con bé sẽ lại la ré lên không
thèm, không thèm như thường lệ . Nhè đâu, nó lại gật gù cái đầu:
-Văn đứng lại cho em coi nờ
-Chi?
-Đứng yên di, biểu có ngghe không?
-Hỗn sướng hí?
-Mô có, Văn ốm ơi là o^’m, tay chân ḷng kḥng, Văn giống cái chi hè…a!
con chằng hiu…ừ, mà không lẽ lại kêu Văn bằng chằng hiu không hay, thôi
th́ em kêu Văn bằng Người nhái hí, Văn giống con nhái, Văn là người,
đúng quá chi nữa..
-???
-Mà thiên hạ lại có thể; lầm Văn là người nhái nữa, oai không? vậy là em
tốt hơn Văn rồi nghe.
Con bé thích ăn miếng trả miếng, con bé nghịch
ngợm, con bé ưa dỗi hờn, con bé ưa khóc…con bé và con bé, nó xoay Văn
như chong chóng mỗi mùa hè nó về Huế. Quen con bé từ năm nó 8 tuổi theo
mạ lên chùa, bây chừ nó đă 16, mau thiệt thời gian, Văn cũng không biết
là ḿnh có đang mơ mộng nhiều không nữa, Văn cũng không biết ḿnh có
thật sự mong muốn ǵ không nữa. Con bé có ba Huế, mạ Huế, nhưng lớn lên
ở Sài g̣n, lại có một cô bạn rất thân người Bắc, nên nó dùng chữ Nam
Trung Bắc loạn xạ cả lên, may mà c̣n giữ được giọng Huế, mỗi lần nghe nó
nói Văn thấy buồn cười, có một chút ngập ngừng , một chút ngượng ngịu
giữa mô tê răng rứa với sao vậy, vâng ạ,ừ nhi…riết rồi Văn cũng bắt
chước con bé, nói năng dùng chữ lẫn lộn răng chừ không biết, chỉ biết
ngóng đợi mùa hè, mỗi mùa hè con bé về Huế sống với Mạ, đùa vui với bạn
bè, nghịch ngợm phá phách....
-Văn biết không, em thích nha^’t là mùa hè, mùa
hè là mùa tự do của em..
-Tự do?
-Ừ, mang tiếng ở Saigon, nhưng em có được đi mô làm chi mô, tụi bạn hắn
kêu em là công chúa cấm cung, là tiểu thư kín cổng cao tường, rồi bảo
nhau đừng rủ em đi đâu cho mệt. Này nhé, buổi sáng đi học ở trường, trưa
về nhà ăn cơm, hai giờ đi học pháp văn, 4 giờ đi học piano, 5 giờ rưỡi
anh văn, rồi về nhà, học bài cho ngày mai, đi mô th́ đều có xe đưa đón ,
có bác tài kè kè, không nhúc nhích chi được hết. Chủ nhật th́ có quyền
đi chơi, nhưng đi chơi với anh chị Nguyên và mấy thằng nhóc.
-Mà Mít Ướt có thích nhúc nhícch chi không?
-Ừ nhỉ, em cũng không biiết, em không thích đi phố, em không thích nhảy
đầm, em không thích xi-nê. Hihi, có một lần đi xi nê với anh Tuấn và mấy
đứa em con bà cô, về trễ, khi xe thả mấy cô em họ xuống là đă thấy cô em
sốt ruột đứng chờ ngoài ngơ. Đến nhà là thấy ba đi lui, đi tới mặt mày
nhăn nhó, mà đó là đi với anh, với em ḿnh đó. Văn coi, rứa th́ em c̣n
thích chi được nữa? Văn ń, những mùa hè về đây được sống gần Mạ với em
thiệt là tuyệt vời đó...
-Ni, rứa mỗi buổi chiều lên chùa lạy Vạn Phật, Hạnh có ngán không?
-Ngán chi hè?
-Thiệt không đó, răng anh thấy đứa mô vừa lạy vừa đếm mấy ngón tay?
-A, Văn xấu lắm, không lo lạy Phật mà lo ḍm người ta để bắt lỗi. Em
muốn làm mạ vui, Văn đừng mét Mạ nghe, điệu Mẫn hứa sẽ hái bứa cho em,
em sẽ chia cho Văn. Chứ Văn nghĩ coai, lạy một trăm đầu c̣n được, qua
trăm thứ hai thi hắn moải ơi la moải đó, muốn bỏ chạy đi chơi mà sợ Mạ
buồn.
-Thôi để anh xin Mạ cho nghe. Ở tuổi của Hạnh mà chịu khó lạy theo Mạ
rứa là giỏi rồi.
-Văn nhớ nghe, xin Mạ cho em chỉ lạy một trăm thôi, sau đó ḿnh rủ Diệu
với điệu Mẫn lên đôi hái sim, hái bứa, em thích lên đồi chơi lắm. Nghe,
nghe Văn...
Giọng nói kéo dài ra, nũng nịu, đôi mắt van nài, Văn chỉ biết gật đầu,
ḷng Văn chợt buồn chợt đau, biết nói chi bây giờ, mùa hè ni rồi ḿnh xa
nhau, có mất em vĩnh viễn không cô bé ơi, Hạnh ngây thơ quá, Văn không
dám tỏ bày ḷng ḿnh nữa, con đường Hạnh c̣n dài, Văn th́ cuối tháng ni
vô lính, không ai bắt buộc nhưng nh́n bạn bè lần lượt ra đi, cuộc chiến
ngày càng khốc liệt, mặc dù không đồng ư với những bất công hiện tại,
với tham nhũng trộm cắp nhan nhăn khắp nơi, Văn vẫn yêu hai chữ tự do vô
cùng, nên Văn đă t́nh nguyện vô lính, Văn muốn được góp phần vào bảo vệ
tự do... Đời lính nhiều phong ba, với những rủi may bất thường, làm sao
anh làm em khổ được cô bé ơi…
-Văn suy nghĩ chi rứa? Đi lượm hoa sứ đỏ với em đi
-Ừ th́ đi, mà Hạnh không nghe hoa sứ thường có ma răng, không sợ hả?
-Em không biêt nhưng em mê mùi hoa sứ đỏ vô cùng, hắn quyến rủ ma quái
làm sao đó
-Ń, cô bé
-Chi hở Văn?
-À…không, không chi hết, anh chỉ muốn noái là…là…anh thích hoa sứ đỏ
lắm, cũng như Hạnh rứa đó
-Rứa để em kết cho Văn một ṿng hoa sứ nghe.
-Để làm chi?
-Để Văn đeo
-Trời đất, con trai mà cho anh đeo ṿng hoa hở?
-Th́ cũng như mấy người Hawái đó thôi, tại Văn thích hoa sứ mà
-Tại anh thích theo Hạnh đó
-A, a, bắt chước, không được
-Hạnh ń..
-Chi hở Văn?
-Anh hái hoa sứ cho Hạnh kết thành ṿng nghe
-Ơ, không được, hoa trên cây ai hái xuống răng chừ, hoa mau tàn tội
nghiệp
-Rứa ngườt ta hái hoa cúng Phật th́ răng?
-Cái nớ khác. Hoa được ở gần Phật, được nghe kinh, sẽ mau giăi thoát
-Hạnh ń
-chi hở Văn?
-À`..à, không có chi
-Cái anh Văn ni, chiều ni lạ thiệt
-Lạ chi?
-Kêu tên người ta hoài…
-Không được kêu hay răng
-Không.
-??
-Văn ń,
-Chi?
-Cái hoa sứ ni đẹp quá, cài lên tóc cho em đi
-Có tóc dài rồi điệu hả?
-Văn ń, mái tóc “liêu đài” là chi?
-Là như tóc của Hạnh đó
-Răng lại là liêu đài?
-À, tại v́ anh lấy chữ “liêu trai” và “đài các” ghép lại kêu cho vui
thôi
-Rứa không có chữ nớ hở?
-Anh không biết
-Hôm thấy trong vở của Văn hai câu “em c̣n để tóc liêu đài, anh c̣n mơ
mộng theo dài tháng năm”, em thấy ngộ ngộ, từ ni Hạnh để tóc như ri hỉ?
-Hạnh giỏi lắm
-Văn ń
-Chi?
-Vô Sài-G̣n kỳ ni chắc em sẽ nhớ..
-nhớ chi?
-nhớ…nhiều thứ lắm Văn biết không?
-Thôi cô bé, đừng vớ vẫn nữa, về chùa lại kẻo Mạ đợi chừ
Con bé quay lại nh́n Văn
-Thiệt mà, em sẽ nhớ…
…….
Văn đi chậm chậm dọc theo con đường đất đỏ lên chùa, tâm trí miên man
với những kỷ niệm, thấp thoáng trong chàng h́nh bóng cô bé áo tím tóc
dài nhí nhảnh đi bên cạnh. Hạnh thích màu tím nên ngày xưa mỗi lần lên
chùa, cô bé mặc áo dài với đủ màu tím khác nhau, từ tím hoa sim cho đến
tím Huế, tím than... “-Văn biết không, chị Nguyên ghét màu tím lắm, chị
Nguyên noái màu tím buồn lắm rồi đời ḿnh cũng buồn theo…chị chỉ thích
màu xanh da trời thôi, mỗi lần em muốn may hay mua áo quần màu tím là em
phải mua trước một cái màu xanh trời, khoe cái áo màu xanh trước rồi mới
dám đưa cái màu tím ra, hihi, rứa là hết bị la…”, ánh mắt vừa tha thiết
vừa lém lỉnh của Hạnh ngày xưa tràn đầy trong trí tưỏng Văn, bất chợt
Văn mỉm cười, chàng đưa tay ra như muốn nắm giữ tay cô bé đang đi bên
cạnh, để rồi giật ḿnh chua xót- chàng đang một ḿnh t́m về thăm nơi
chốn cũ, thăm chùa xưa sau hơn ba mươi năm xa cách…Vùng đồi núi Thiên
Hưng nửa quen nửa lạ, con đường đất đỏ vẫn c̣n đó nhưng nhà cửa mọc lên
khắp nơi che mất tầm nh́n, che mất luôn Hạnh của Văn... 1975, Văn lạc
mất tin tức Hạnh, rồi chàng vô tù “cải tạo”, những ngày tháng đó chàng
đă sống chập chùng trong thương nhớ, hài ḷng v́ ḿnh đă không nói một
lời nào làm vướng bận Hạnh, buồn v́ đă thật sự mất Hạnh trong đời. Nhưng
h́nh bóng Hạnh vẫn là niềm vui sống của chàng, vẫn là một hy vọng mơ hồ
nào đó giúp chàng vượt qua những đắng cay, những thử thách của đời sống
tù đày mà những bẫy sập lúc nào cũng chực chờ lôi kéo con người bán rẻ
đi t́nh người, t́nh đồng đội cho một miếng cơm thêm, cho những lời hứa
hẹn giả dối- sớm đưọc trở về- không, Văn vẫn tin một điều, Hạnh với sự
ngây thơ, Hạnh với niềm tin vào cuộc sống, vào con người, sẽ buồn lắm
nếu Văn đầu hàng số phận, nếu Văn bán rẻ chính Văn, nếu Văn làm đau ḷng
những chiến hữu của ḿnh…
Ngày ra khỏi tù, t́m tới nhà Hạnh, căn nhà đă đổi chủ, cố gắng hỏi thăm
th́ cũng không ai biết tin tức của gia đinh Hạnh, có người cho biết gia
đ́nh đă vươt biên, có người lại bảo rằng ba Hạnh mất trong tù, gia đ́nh
bị đi kinh tế mới…Ngày qua ngày, Văn đă lang thang một ḿnh trên đường
phố Sài-G̣n, hy vọng t́m lại một bóng h́nh đă mất. Văn đă trở về Huế,
căn nhà của bà ngoại Hạnh đă bị chiếm, khoảng sân rộng trồng đầy hoa
hồng ngày xưa bây giờ khoai sắn, rau muống mọc đầy; căn nhà bị chia năm
xẻ bảy, lộn xộn, nhớp nhúa, biến thành nơi làm việc và nơi ở của những
“cán bộ”. Không c̣n ǵ, không c̣n chi nữa, Hạnh ơi, bé ơi. Hy vọng tắt
lần theo ngày tháng, cho đến khi chàng lên máy bay qua Mỹ theo diện HO,
Văn vẫn bặt tin tức Hạnh. Văn cũng không buồn nghĩ đến chuyện lập gia
đ́nh, làm sao chàng có thể nghĩ đến một người nào khác khi h́nh bóng
Hạnh vẫn tràn ngập tâm hồn chàng, khi những lo âu cho những ǵ đă và
đang xảy ra cho Hạnh vẫn ám ảnh chàng mỗi một giây phút qua đi. Ngày qua
Mỹ, hành trang chỉ một vài bộ quần áo và tấm h́nh chàng vẽ Hạnh với mái
tóc dài xơa ngang bờ vai, với ánh mắt nửa tinh nghịch, nửa nũng nịu trên
khuôn mặt trái soan dịu dàng. Tấm h́nh đó đă giúp chàng qua những giây
phút mệt mỏi, cô đơn ở xứ người, đôi lúc Văn ước ao mọi việc sẽ xăy ra
như truyện cổ tích ngày xưa chàng học ở trung học, một ngày nào đó đi
làm đi học về chàng sẽ có mâm cơm dọn sẵn, rồi chàng sẽ giả bộ đi học,
rồi Hạnh sẽ từ trong tấm h́nh bước ra*…Văn biết ḿnh mơ mộng hăo huyền,
Văn biết ḿnh đang tự ru ngủ ḿnh, và một điều nữa Văn biết rất rơ là
vẫn chưa có một cô gái nào, một người đàn bà nào có thể thay thế h́nh
bóng Hạnh trong tâm tưởng của chàng. Bạn bè vẫn cố t́nh ghép đôi chàng
với những cô gái họ quen, rồi lại cười chàng cù lần không biết cách tán
gái. Kệ, tụi nó muốn nói chi th́ nói, cù lần cũng được có sao đâu, phải
không Hạnh? H́nh bóng Hạnh vẫn tràn đầy trong tim anh, Hạnh có biết? Ba
mạ vẫn viết thư hỏi thăm bao giờ chàng nghĩ đến chuyện vợ con cho ba mạ
có cháu bồng, “các em con đă yên nơi yên chỗ hết rồi, chừ c̣n một ḿnh
con, con là con trưởng mà, ba mạ già lắm rồi, biết sẽ đi ngày mô…”,
chàng cứ khất với ba mạ, viện cớ mắc học, mắc làm việc, chàng đem những
chương tŕnh điện toán, những tiến bộ của khoa-học ra để “hù” ba mạ để
ba mạ để yên cho chàng…
Miên man với những suy nghĩ của ḿnh, Văn suưt va vào cành cây trước
mặt, bàng hoàng, Văn chợt thấy ḿnh đứng trước cây hoa sứ đỏ ngày xưa…
Em, anh về đây, ba mươi năm rồi, ba mươi năm trôi qua như thoáng chốc,
giấc mộng nào đă xa ngút ngàn, anh về đây, một ḿnh dưới gốc sứ này, nhớ
em như chưa từng được nhớ, thương em như chưa từng được thương, bé ơi em
ở đâu, hơn nửa đời người rồi, bao nhiêu là thay đổi, anh vẫn mong về một
bóng h́nh, Hạnh ơi.
-Anh Văn phải không? Câu hỏi vang lên làm Văn giựt ḿnh, ngẩn đầu lên
nh́n người vừa hỏi, một tu sĩ trạc khoảng bốn mươi, một khuôn mặt lạ,
nhưng vẫn có những nét quen thuộc nào đó.
-Xin lỗi, Thầy…
-Mẫn đây…
-Điệu Mẫn phải không…ồ xin lỗi thầy, thầy thay đổi quá, lớn hẳn ra…Văn
chợt bật cười v́ sự ngơ ngẩn của ḿnh
-Cứ kêu là Mẫn thôi, anh Văn. Hôm trước hai bác có lên chùa, noái anh
Văn sắp về ăn Tết. Anh Văn không thay đổi một chút mô hết, thôi vô chùa
đi chơ, răng lại đứng đây?
-Th́ muốn đi thăm lại một vài cảnh cũ đó Thầy, cũng như ngày xưa thôi,
mỗi lần lên chùa tôi đều thích đi loanh quanh…Cây sứ ni không thay đổi
chi hết Thầy hí.
-Cũng suưt chết một lần đó anh Văn, năm nớ trời khô hạn quá, em và mấy
bác phải gánh nước tưới không biết mấy đó chơ. Chị Hạnh về thấy cây tươi
tốt…
Như có một luồng điện đang chạy qua người Văn,
chàng run lên:
-Hạnh? Hạnh mô hả Thầy? Văn vội ngắt lời thầy
-Chị Hạnh đó, anh Văn không nhớ răng? Chị Hạnh hồi xưa hay đi hái bứa,
hái sim với anh em ḿnh đó…
Dường như Mẫn có nói chi đó, dường như Thầy có
nói chi đó nhưng Văn không nghe nữa, tin của Hạnh…Trời ơi, tin của Hạnh,
có đúng là sự thật? Có phải Văn nằm mơ? Có phải là sự thật...Văn thấy
như ḿnh đang đi trên mây, bềnh bồng, Văn thấy ḿnh đang run rẩy:
-Hạnh…Hạnh về khi mô? Hạnh bây gị ở mô? Hạnh ra răng?
-Chị Hạnh về đây năm ngoái với bà cụ, tội nghiệp ông cụ mất rồi, nghe mô
mất trong tù cải tạo.
-Rứa Hạnh ở Sài-G̣n?
-Không, cả gia đ́nh ở Mỹ…
-Gia đ́nh? Hạnh có gia đ́nh rồi hở Thầy? Ừ, phải rồi, bao nhiêu năm
rồi…Văn lẩm bẩm như tự nói với chính ḿnh, dường như tim Văn đang nhói
đau.
-Mô có, gia đ́nh lớn đó anh Văn, cả gia đỉnh nghe mô vượt biên năm 79,
riêng bà cụ th́ đi bảo lănh sau. Mà anh Văn vô chùa uống nước rồi ḿnh
nói chuyện nhiều chơ đứng ngoài hoài răng…
-Thầy vô trước đi, tôi muốn đi loanh quanh nḥm cảnh một chút mà, bao
nhiêu năm rồi…
-Chút anh Văn vô hí.
-Dạ, được rồi, được rồi, thưa Thầy.
Đưa tay vịn cành sứ, Văn cố trấn tỉnh ḿnh, cành sứ đang run rẩy v́ tay
Văn chạm vào hay là tay Văn đang run làm cành sứ run theo, Văn cũng
không biết nữa, Văn chỉ biết là ḿnh cần đứng yên một ḿnh. Bao nhiêu
năm t́m kiếm, bao nhiêu năm chờ đợi, Văn chừng như thấy ḿnh ngộp thở,
không biết là ḿnh đang mơ hay tỉnh…dường như Thầy nói là Hạnh chưa có
gia đ́nh, dường như, dường như …Văn chưa dám hỏi lại, tin Hạnh làm chàng
choáng váng, tin Hạnh đủ để đem hạnh phúc đến cho chàng, tin Hạnh, tin
Hạnh…dường như mùi hoa sứ phảng phất đâu đây, dường như xuân đang về,
dường như nắng vàng đang rực rỡ, Hạnh ơi…
Nguyên Hảo (10/06)
---------------
*Truyện Bích Câu Kỳ Ngộ: Tú Uyên là một người nổi tiếng thi văn. Ngày
xuân đi xem hội chùa gặp được người đẹp, chàng về tương tư, nằm mộng
thấy Thần mách bảo ngày mai ra cầu phía Đông sẽ gặp được người. Chàng ra
ngồi chờ cả ngày cuối cùng gặp được người bán tranh vẽ h́nh của nàng tố
nữ (người đẹp) đó, chàng mua về sớm hôm tṛ chuyện. Từ đó mỗi lúc chàng
bận việc quan ra ngoài trở về, chàng đều thấy cơm nước sẵn sàng, một hôm
chàng giả bộ ra ngoài rồi trở về lén ŕnh xem th́ thấy người đẹp từ
trong tranh bước ra, dó là Giáng Kiều, Hai người nên nghĩa vợ chồng,
|