Trước thềm năm mới,                               
Hội CHSTT xin kính chúc thầy cô,
mến chúc các bạn hữu và gia quyến,
một năm Mậu Tư an khang thịnh vượng

 

 

 

 

                                               

 

 

 

 

 

“Có mười mà tốt, có một vô duyên”, câu Má tôi thường dùng mỗi khi than phiền về anh tôi.

Nếu so với những gia đ́nh khác th́ gia đ́nh tôi coi bộ hơi ít người, hồi đó Ba Má chỉ có ba anh em tôi, một trai hai gái, măi sau này mới có được cô em út, vừa ít con vừa là con trai một nên anh tôi được cưng như trứng mỏng.

Tôi c̣n nhớ lúc đó Ba tôi trong quân đội luôn đóng quân ở những tiền đồn xa xôi tận Pleiku hay Komtum nên ông bà nội dọn về ở chung với gia đ́nh tôi. Anh tôi từ lúc sanh ra đă khó nuôi nên Má tôi phải mướn người giúp việc, không phải để phụ việc nấu nướng mà để trông coi riêng anh tôi.

Anh tôi sanh năm Th́n (Rồng) trai Nhâm gái Quí nên được ông tôi đặt tên là Quân, Vũ Thái Quân, v́ theo lời ông, “Quân” có nghĩa là “Vua”. Anh tôi gầy ốm, gương mặt cóp má nên chỉ thấy hai con mắt thật to nhưng lại được nội và Má tôi cưng như vàng, nhất là ông tôi. Bất cứ

chuyện ǵ dù chỉ là chuyện nhỏ xẩy đến cho anh cũng làm nội giận dữ la mắng Má tôi. Điều trớ trêu là anh tôi không hiền lành ǵ mà tinh nghịch như ma. H́nh như cái đầu nhỏ bé đó lúc nào cũng suy nghĩ mưu mô chỉ chờ cơ hội để phá phách.

Chị Kính, người giúp việc, khoảng trên ba mươi, có nhiệm vụ trông coi, đút cơm và tắm rửa anh tôi. V́ sợ Má tôi bị nội la mắng nên tối ngày chị cứ khư khư ẵm anh trên tay ít dám thả xuống đất, e rằng anh tôi leo trèo ngă trầy đầu sứt tay.

Trời sinh anh tôi từ nhỏ đă nghịch không ai bằng, lắm lúc anh bày ra những tṛ nguy hiểm. Sự tinh nghịch của anh không vơi bớt đi mà tỉ lệ thuận theo tuổi đời; lại thêm cái tính dễ cáu kỉnh nên hai chị em tôi thường là nơi để anh trút lên những cơn bực tức, nóng giận với những cái thoi, cú đấm hay nhẹ hơn là kí đầu . Má tôi cũng khổ v́ anh. Đă bao lần Má bị người cùng xóm hoặc người xóm bên gơ cửa nhà mắng vốn, Má phải xin lỗi và xin đền bù thiệt hại nhưng vẫn thương yêu và cưng chiều ông con trai duy nhứt của ḿnh. Ba tôi v́ thường vắng nhà nên anh tôi hầu như bất trị.

Tôi c̣n nhớ vào một buổi trưa, khi chị Kính đang đứng dưới bếp múc súp cho anh tôi th́ anh mon men đến sau lưng chị: “Chị Kính ơi, em chích chị nha”. Chưa nói dứt lời, anh đâm thẳng con dao nhỏ vào mông chị. Ở bệnh viện về, chị xin nghỉ việc.
 

 

 

 

 

Sau bữa cơm trưa ông tôi thường ph́ phèo điếu thuốc lào, uống ngụm trà nóng rồi ngả lưng trên chiếc ghế dài sau nhà nơi có làn gió mát đánh một giấc say sưa. Tôi c̣n nhớ cái lần ông đang ngủ ngon giấc, bỗng chồm dậy la hét giận dữ: “Giê-su lạy Chúa tôi chị Đạm ơi, chị không dạy con chị để nó giết tôi đây này”. Th́ ra thừa lúc ông đang ngủ say nằm nghiêng một bên, anh tôi lấy mấy cây tăm bỏ vào lỗ tai ông.

Hàng năm, vào dịp Xuân về là mọi gia đ́nh trong xóm đều sơn nhà hoặc lau rửa mặt tiền nhà để nghinh xuân đón tết và đón rước thần tài đem lại may mắn cho cả năm. Có một năm, nhằm đúng ngày mồng Hai Tết anh tôi ra trước cửa nhà đốt pháo; nh́n thấy băi phân chó nằm trước cửa nhà ông hàng xóm cách nhà tôi khoảng hai căn, anh tôi cặm cây pháo đại vào giữa băi phân, châm ng̣i rồi bỏ chạỵ Ngay mồng Hai Tết, trong khi mọi người đang vui mừng hưởng lộc đầu năm th́ mặt tiền nhà ông ta bị văng văi đầy phân chó, c̣n Má tôi th́ bị mắng xối xả.
 

Năm anh tôi lên chín, tôi được năm tuổi rưỡi và Huyền, em tôi, mới đầy ba tuổi. Má tôi may mắn mướn được chị Sáu về giúp việc. Chị Sáu c̣n trẻ khoảng mười tám hay mười chín. Chị người Quảng, v́ gia đ́nh nghèo nên Mẹ chị phải gửi con lên Sài-G̣n đi làm mướn. Chị Sáu cưng ba anh em tôi bất kể tính nghịch ngợm của anh tôi. Ngày ngày chị đút cơm cho ba anh em tôi, anh tôi tuy lớn nhưng lười ăn nên bữa nào chị Sáu cũng phải dọa “eng không eng cho chó nó eng”. Đến tối chị tắm cho cả ba đứa, tắm xong chị bắt ba anh em tôi ngồi chụm lại trong một cái chậu nhôm thật lớn để tráng người, v́ là người Quảng nên “wẩy, hè, ngồi một cục” có nghĩa là “ngồi chụm lại đây”. Những tiếng chị dùng làm anh tôi cười lăn lộn nhái đi nhái lại giọng chị nhưng chắc v́ thương chị nên anh tôi ngoan hơn.

Năm lên mười tôi thường theo chơi với anh hơn v́ Huyền c̣n quá nhỏ. Anh tôi mê đá gà tôi cũng mê theo, anh tôi mê đá cá, đá dế tôi cũng rành không kém. Anh tôi dạy tôi chuốt cựa gà, chăm sóc mồng gà sau mỗi trận đấu. Tôi cũng biết nuôi cá, biết t́m ổ dế để chờ bắt dế cơm sau mỗi trận mưa lớn.
 

Khi Huyền đủ lớn để đi theo, anh tôi dạy hai đứa đủ mọi tṛ chơi, mà toàn tṛ chơi con trai. Chị em tôi biết bắn bi, , chơi đáo,  chơi đánh vụ, gọt cây làm ná và xếp giấy làm b́. Mỗi lần chơi tạt lon với bọn trẻ trong xóm, anh tôi bảo tụi tôi về nhà lấy dép lớn của Ba tôi để tạt cho dễ trúng và lon bay xa hơn v́ dép của tụi tôi quá nhỏ.

Rồi Huyền lên mười và tôi mười ba, anh tôi dạy tụi tôi những tṛ chơi khó hơn như đánh bài x́-tố, x́-dách…Chị em tôi cũng biết thụt bi-da và binh xập xám chướng, thùng thủ khù lũ giương, giỏi không kém ai.

Có lần vào ngày đầu năm tết Mậu-Thân (1968), tụi tôi rủ anh em nhà bên cạnh chơi đánh bài; v́ thừa tay chơi nên tôi bị ra ŕa phải lo phần ẩm thực và giải khát cho các “tay chơi”. Các “tay chơi” tham 

 

ăn nên hết sạch đĩa mứt rồi đến đĩa hột sen. Tôi chạy về nhà ṃ mẫm được ít nho khô, món tủ mà anh tôi rất thích; tôi đổ ra đĩa và đặt ngay giữa bàn. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, anh tôi lẹ làng phun nước bọt vào đĩa nho khô, tỉnh bơ cầm lên mời từng người. Dĩ nhiên không ai dám ăn nên anh tôi đặt xuống trước mặt ḿnh và nói: “Không ai thích th́ tôi ăn hết ráng chịu!”.

Năm kế đó tôi lên mười bốn và Huyền mười một tuổi, cô em út của gia đ́nh tôi ra đời, được chú tôi đặt tên Quỳnh Châu. Trời c̣n thương Má tôi nên sự có mặt của bé Châu đă làm thay đổi hẳn con người của anh tôi. Anh tôi cưng bé Châu như một viên ngọc quư khác hẳn với những cú đấm mà ngày xưa anh đă từng tặng cho tôi và Huyền mỗi khi giận dữ. Chiều chiều anh thường ẵm bé Châu đứng trước cửa nhà để được nghe người qua lại khen em ḿnh, nhất là những cô nữ sinh đi học về ngang hay dừng lại vuốt má em tôi. Phải công nhận rằng cô em út của tôi rất đẹp, đôi mắt to đen lánh và nước da trắng mịn, má ửng hồng như những cô gái Nhật. Tôi và Huyền ngạo rằng tại anh tôi ế ẩm nên phải mượn cô em út để kiếm đào.
 

 

Rồi tới lúc anh tôi có bồ và tập hút thuốc – thời gian này Ba tôi làm ở Saigon và luôn có mặt ở nhà nên anh em tôi phải vào khuôn phép, đi chơi th́ được nhưng phải có mặt ở nhà lúc Ba đi làm về – th́ chị em tôi lại học thêm cách nói láo để đỡ đạn cho anh, những lúc anh đi chơi với bồ về khuya th́ phải canh mở cửa không thôi anh bị nhốt ngoài đường.

Thời gian qua mau, biết bao biến đổi trong cuộc đời. Từ một thằng nhóc gầy c̣m quỷ quái mà cả xóm Thăng-Long ngày ấy ngán ngẩm, anh tôi giờ là ông Bố chững chạc đạo mạo với mái tóc lất phất bạc. Thỉnh thoảng tôi nghe Má tôi bảo với mấy bà bạn quen:

“Con Tâm con Huyền ngày xưa sống với nó mà bây giờ không què quặt th́ cũng là phép lạ”.

Tôi biết rằng cho dù đă cực khổ hơn một phần tư quăng đời v́ anh tôi, Má tôi vẫn thương anh hơn tất cả. Mỗi lần tôi về thăm nhà là mỗi lần Má tôi khều nhẹ: “Anh Quân nó thích ăn phở gà, Má mua gà về con nấu cho anh ăn nhá” hoặc “Tâm với Huyền tối nay xào ḿ đi, anh mày thích ăn ḿ xào ḍn”… mặc dù anh tôi đă hơn năm mươi và đă lập gia đ́nh không c̣n nhỏ nhoi ǵ . Phải chăng vậy nên người xưa mới có câu:

“Có mười mà tốt, có một vô duyên”

Mùa Xuân Mậu Tư 2008

BăngTâm & Diệu Huyền

 

     

 

 

Báo Xuân Mục Lục           Nét Bút Xuân Mơ                                                            Hội CHS TT