Mùa thu
vừa qua, cùng với vợ chồng người bạn lái xe đến miền
Minnetonka , chúng tôi có dịp ngắm phong cảnh thơ mộng của
vùng này. Xe chạy ven bờ hồ trải rộng, ngang qua những bải
thuyền nhỏ cắm neo ngăn nắp, lịch sự, những ngôi nhà khang
trang, đồ sộ, tôi mới thấy rỏ sự giàu có của vùng này. Chúng
tôi dửng lại vài nơi để ngắm cảnh, bước chân đi dẫm lên lá
khô
xào xạc.
Nắng chiều óng ả mơn man mấy nhánh cây đượm lá vàng, đang
đợi chờ gió thu lạnh khẻ đưa về cỏi đất.
Lá vàng rơi rụng bên đường làm tôi nhớ đến
những người thân, những bạn bè quen biết, mới thấy đó mà nay
đă thành người thiên cổ. Tất cả, từ cát bụi lại trở về với
cát bụi. Có mang theo được ǵ đâu ngoài cái nghiệp cho kiếp
sau và những tốt xấu để đời nếu c̣n có người nhớ đến…
Thu tàn,
Đông tới, rừng cây sẽ c̣n lại những thân nhánh lẻ loi phủ
đầy tuyết giá. Rồi hồi sinh vào mùa Xuân. Đâm chồi nẩy lộc.
Lá tươi non hớn hở trước nắng mai ấm cúng. Sinh hoa kết trái
xum xê khi Hè đến. Cứ luân hồi như thế đó. Tre già măng mọc,
có người nằm xuống th́ cũng có những đứa trẻ ra đời, nối
tiếp kiếp người trên cỏi sống. Đó là quy luật tự nhiên của
cuộc đời, làm sao
tránh được.
Cách đây mấy năm, khi con tôi c̣n theo học
đàn tại một gia đ́nh người Mỹ, chồng dạy piano c̣n vợ
violin. Đó là một cặp vợ chồng già hiền lành, đời sống đạo
hạnh, ngăn nắp. Ông cao lớn, khoẻ mạnh, biết giữ ǵn sức
khoẻ, mỗi lần dạy xong là đi bộ tập thể dục. Ông vui vẻ,
thích cắt những tranh hí họa trên báo đặt lên bàn nơi pḥng
khách để chia xẻ với mọi người những chuyện vui dí dỏm. Bà
vợ th́ sức khoẻ có vẽ kém, lưng đă lụm khụm, bước đi chậm
chạp, tuy nhiên bà cũng như chồng, vẫn dạy
đều đặn, vẫn đàn địch tŕnh diển độc tấu.
Đầu năm 2005, một bữa nọ, bà gọi điện thoại
báo tin ông không được khoẻ nên tạm nghỉ dạy. Rồi độ một
tuần sau, gia đ́nh tôi nhận được thư đánh máy của ông gởi
cho tất cả mọi người báo tin rằng bác sĩ đă khám nghiệm và
cho hay ông mắc bệnh ung thư năo ở thời kỳ cuối, chỉ c̣n
sống độ ba đến sáu tháng là cùng. Ông phải chọn lựa hoặc
theo phương pháp Chemo, Radiation trị liệu để may ra sống
thêm vài tháng hoặc không chửa trị chờ ngày ra đi. Ông đă
cầu nguyện và khóc như mưa khi quyết định để số phận đưa đẩy
theo ư Trời đă định, và muốn tiếp tục dạy cho đến khi nào
không thể được nữa.
|
|
Thế rồi tuần sau đó, tôi đem con đến học, ông
chào hỏi, dạy dổ b́nh thưởng, vui vẻ, lắng nghe tiếng nhạc,
chỉ chổ này không đúng, đàn thế nào cho hay hơn, không một
dấu vết bệnh tật nào lộ ra và tuyệt nhiên không ai đá động
ǵ đến bệnh hoạn. Sau này tôi mới biết đại khái là phần nảo
liên hệ đến khả năng âm nhạc của ông lúc đó chưa bị ảnh
hưỡng.
Được vài tuần th́ bà gọi cho biết ông không
thể nào dạy được nữa. Như thường lệ, tôi vẫn đưa con tới học
violin với bà, hỏỉ han sức khoẻ th́ biết ông lẩn thẩn nhiều.
Một ngày nọ, ra khỏi pḥng đàn, đi ngang qua pḥng khách,
lần đầu tiên tôi nh́n lại ông, tôi đă sững sờ trước một con
người xa lạ, Ông không c̣n tinh tấn như xưa, mặt và thân
dường như ph́ ra, đờ đẫn không hồn, thật
là tội nghiệp. Tôi
chào hỏi, ông trả lời ơ hờ rồi thôi.
Sau đó ít lâu, bà phải đưa ông vào viện dưỡng
lăo v́ ông không c̣n biết ǵ cả rồi qua đời ở đó. Tính ra
chỉ trong ṿng ba tháng từ ngày bác sĩ chuẩn bệnh. Gia đ́nh
tôi đă đến dự buổi lể tưởng niệm ông tổ chức tại một nhà thờ
Tin Lành. Giữa tiếng nhạc piano êm ả, những h́nh ảnh ghi lại
các giai đoạn trong cuộc đời ông được tŕnh chiếu. Thế là
xong một đời người.
Ngày xưa ḿnh cứ nghĩ thế nào bà cũng đi
trước ông, đâu ngờ sự thật trái ngược. Cuộc đời vô thường
không sao đoán được. Lúc đó tôi thấy tội nghiệp cho bà, thân
c̣m cỏi, cô đơn, thiếu ông, chắc bà khổ biết dường nào.
Nhưng với thời gian, cái buồn nào rồi cũng phai. Bà điều
chỉnh lại cuộc sống không có ông, dạy đàn b́nh thường, điềm
đạm, lịch sự. Tôi cảm kích thái độ sống của bà, có ư chí và
tự lập.
|
Trong đời sống, ngoài cái khổ thể chất sinh
lảo bịnh tử c̣n có cái khỗ về tinh thần. V́ không thấu hiểu
tính chất vô thường, vô ngă cũa vạn vật nên chúng ta thường
hay tiếc nuối những ǵ đă mất, và mỗi người không ít th́
nhiều nặng nợ với cái “Tôi”; Tôi đúng, người sai, cái ǵ
cũng cho Tôi, v́ Tôi nên mới chịu nhiều đau khổ.
Tôi nhớ
đến mẩu slide show mà bạn chồng tôi gởi cho anh tựa đề “ A
small truth to make life 100%” tạm dịch là “một sự thật nhỏ
tạo nên cuộc đời 100%”(1). Trong đó tác giả của nó đă dùng
toán học để chứng minh cái thực sự ảnh hưởng hoàn toàn đến
cuộc đời của bạn. Dỉ nhiên đây chỉ là một cách dẩn dụ đầy
sáng
tạo để đưa
tới kết luận mà ông muốn nói.
Ông
đă dùng các con số theo thứ tự để tiêu
biểu cho mỗi mẫu tự trong bộ vần a b c :
|
a b c d e f g h i
j k l m n o p q r s t u v w x y
z
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
24 25 26
rồi làm bài toán cộng cho mỗi chữ tiêu biểu
một đặc tính để xem có bao nhiêu phần trăm ảnh hưỡng đến
cuộc đời của ta. Kết quả như sau:
Love (t́nh yêu)=54% [ l+o+v+e=12+15+22+5=54]
Hardwork (siêng năng)= 98%
[
8+1+18+4+23+15+18+11]
Knowledge (kiến
thức)=96% [11+14+15+23+12+5+4+7+5]
Money ( tiền)=72% [m+o+n+e+y=13+15+14+5+25]
Leadership( Tài lảnh đạo )=97% [2+5+1+4+5+18+19+8+9+16]
Luck (sự may mắn )=47% [12+21+3+11] cái mà chúng ta thường nghĩ là điều quan trọng
nhất.
Vậy điều ǵ tạo được 100%? Đó là Attitude (Thái độ).
A+T+T+I+T+U+D+E=
1+20+20+9+20+21+4+5= 100%
Sau đây
là thông điệp mà ông muốn nhắn gởi mọi người:
Every problem has a solution, only if we perhaps change our
attitude. It is our attitude towards life and work that
makes our life 100%. (Mỗi vấn đề đều có cách giải quyết nếu
chúng ta có thể thay đổi thái độ của ḿnh. Chính thái độ của
ḿnh đối với sự sống và công việc đă tạo nên cuộc đời chúng
ta 100).
Đức Phật đă chẳng dạy chúng sinh hướng về với
Tâm của ḿnh đó sao? Với cái Tâm tham, sân, si, mù quáng,
hoài nghi, vọng động, lo âu, khắc khoải…làm sao ḿnh có được
một thái độ sống thích hợp để làm cho cuộc đời an lành, tốt
đẹp ? Trở về với cái Tâm thanh tịnh, với chánh niệm, với trí
tuệ mở rộng biết phân biệt phải trái, ta sẽ hiểu ta, hiểu
người hơn để t́m cách chuyển hoá. Nếu ḿnh không có khả năng
làm thay đổi người khác th́ ít ra phải chuyển đổi chính ḿnh
qua cách suy nghĩ, qua thái độ sống để làm cuộc đời bớt khổ.
Bạn nghèo, lỡ bị mất tiền, có buồn khổ nhưng
sau đó bỏ qua v́ biết rằng của mất làm sao lấy lại được, chi
bằng giữ vững Tâm hy vọng “ sau cơn mưa trời lại sáng “, lo
làm ăn cần cù, liệu cơm gắp mắm, may ra có đủ tiền để sống.
Bà triệu phú kia cũng bị mất một số tiền, bà bực tức, tiếc
của, ngảy đêm cằn nhằn, hết nghi người này qua ngờ người kia,
gia đ́nh xáo trộn. Đầu óc bà lúc nào cũng trong t́nh trạng
báo động, tâm thần bất ổn, khổ sở rồi mất ăn mất ngủ, bệnh
hoạn. Cùng một sự kiện mất tiền mà hai cái Tâm suy nghĩ khác
nhau, đưa đến hai thái độ sống và những hậu quả khác biệt.
Attitude is
everything. Change your attitude and you change your life. (Thái độ là tất cả. Thay
đổi thái độ, bạn sẽ thay đổi cuộc đời ḿnh).(1)
Biển đời muôn mặt, thế giới đủ hạng người, phức tạp, hổn độn
nhưng trái đất chúng ta đang ở th́ tuyệt vời dưới ống kính
chụp từ vệ tinh nhân tạo. Một người bạn gởi e mail cho tôi
h́nh ảnh“ Blue Beauty”.(2) Trái đất xanh, đẹp diễm ảo. Lục
địa phía đang trong bóng đêm sáng lấp lánh ánh đèn, điểm sáng to nhất, rực rỡ nhất là
ở các thành phố lớn. Tôi h́nh dung nơi đó
đang có người trong giấc ngủ b́nh yên, có người đang sống
thác loạn như thiêu thân; có người đang đau khổ khóc than v́
bệnh tật, v́ cuộc đời bất trắc, ăn năn; có người đang hạnh
phúc, chia sẻ miền vui, từ bi hỷ xă; có người đang âm mưu
giết hại, cấu xé lẩn nhau; có người đang mở rộng tầm tay cứu
vớt những kẻ khốn khó; có người đang hấp hối chờ chết trong
khi có những đứa bé oa oa tiếng khóc chào đời.
Cũng chính trong hảnh tinh này, Phật, Chúa,
đă ra đời, hướng dẩn chúng sanh có cuộc sống đạo hạnh đúng ư
nghĩa với tôn giáo, để sau khi chết đi sẽ lên Thiên đàng
vĩnh viễn, tránh rơi xuống Địa ngục tràn ngập khổ đau. Riêng
với đạo Phật, đó chính là kiếp sau của con người với Nhân
Duyên Nghiệp Báo hoặc đỉnh cao nhất là miền Cực lạc hàm ư
trạng thái chấm dứt, không tái sinh luân hồi, một khi Nghiệp
không c̣n tạo nữa.
Thiên đàng, Địa ngục, Cực lạc đó ở đâu? Có
hay không sau khi ta đă chết? Với tôi, ngay ở hành tinh bé
nhỏ này trong vủ trụ bao la, huyền bí, cũng có biết bao cảnh
giới Thiên đàng, Địa ngục đang hiện hữu. Chổ nào thanh b́nh,
mọi người sống hạnh phúc, chia xẽ, từ bi bác ái, đó là Thiên
đàng hạ giới; chổ nào khốn khó, sa đọa, trản ngập hận thù,
ganh tỵ, âm mưu..th́ đó là Địa ngục trần gian.
Và tối
hậu nhất là ở mỗi con ngựi cũng có những Thiên đàng, Địa
ngục trong tâm hồn. Khi Tâm an lạc, không vọng động, không
vướng bận khổ đau, ḷng từ bi hỹ xă th́ đó là Thiên đàng Cực
lạc. Khi tâm đắm ch́m trong dục vọng, tham sân si, bị dày
xéo, đau khổ, tính toán không ra lối thoát th́ dù giàu sang
phú quư, thế gian này vẫn là Địa ngục tối tăm. Tất cả là
tùy ở
chữ TÂM mà ra.
Tâm hồn khắc khoăi, th́ dù đi giữa phố sá
đông người, cảnh có đẹp, bạn bè có vui, có ấm cúng nhưng ta
vẫn thấy cô đơn, lạnh lẽo. “Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ”(3). Đó cũng là lư do tại sao có những người sống trong
hoàn cảnh mà người khác thèm muốn lại tuyệt vọng, đôi khi
hũy hoại thân ḿnh chỉ v́ Tâm họ tràn ngập chán chường,
không t́m ra lẻ sống có ư nghĩa.
Nhà thơ Nguyển Công Trứ (1778-1859) đă có một
triết lư, một thái độ sống đầy lạc quan thể hiện qua mấy câu
thơ sau đây:
Tri túc, tiện
túc, đăi túc, hà thời túc.
Tri nhàn, tiện nhàn, đăi nhàn, hà thời nhàn.
(Biết đủ là đủ, đợi cho đủ th́ bao giờ mới đủ?
Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn th́ bao giờ mới nhàn?)(4)
Sau khi đi dạo một ṿng thăm cảnh đẹp
Minnetonka vào mùa thu lá rụng, chúng tôi lên xe tiếp tục đi.
Ngồi vào chổ ấm cúng, chuyện tṛ thân mật, chúng tôi nhắc
nhớ đến cuộc đời đă qua. Bổng nhiên chị bạn, vốn là người
sùng đạo Phật, khẻ hỏi: “Chị có thấy ḿnh phước đức may mắn
mới được ở nơi này không? Thật là một cảnh giới tốt đẹp!”.
Tôi gật đầu đồng ư. Bất giác, tôi nghĩ đến những cơi khổ ở
thế giới Ta Bà sinh tử luân hồi bất tận này, trong đó có cơi
Người, rồi nhủ thầm :” Nhưng chiều nay, tại nơi đây, thân
tâm ḿnh an lạc, quên hết mọi ưu phiền, cảnh vật thanh b́nh,
xinh đẹp. Quả thật, ḿnh đang sống những phút giây nơi Thiên
Đàng Cực lạc.”
|
Tâm Đoan
Minnesota, 12/2007
Tài liệu tham khảo:
(1) Mathematics- Majed H. Al-Dossary
(2) Blue Beauty-JM
(3) Chuyện Kiều - Nguyễn Du
(4)
Chữ Nhàn- Nguyễn Công Trứ
|