Trước thềm năm mới,                               
Hội CHSTT xin kính chúc thầy cô,
mến chúc các bạn hữu và gia quyến,
một năm Mậu Tư an khang thịnh vượng

 

 

 

 

                                               

 

    

 

                NHÂN QUẢ CUỘC ĐỜI
       

 

   

     Lúc mới ra trường Đại Học Sư Phạm Sài g̣n năm 1972, tôi dạy ở trường Phan Thanh Giản Cần Thơ. Nhờ Ban giám hiệu sắp xếp giờ giấc thuận tiện cho các thầy cô có gia đ́nh ở xa, nên hể hết lớp cuối tuần là tôi thu xếp hành trang lên xe đ̣ về nhà.

   

Đường Sài g̣n Cần Thơ phải qua hai phà. Mổi lần qua Bắc Cần Thơ hay  Mỹ Thuận, trong lúc chờ đợi, tôi thường thơ thẩn đứng nh́n những đám lục b́nh trôi nổi theo ḍng nước đục. Một vài đám bị vướng víu những rong rêu, rác rưới, dạt vào ven bờ sông, cô quạnh. Tôi chạnh ḷng nghĩ tới thân phận con người; có khác ǵ đâu với những bấp bênh vô thường, luân chuyển.

Nắng chang chang, cảnh buôn bán hai bên Bắc thật là náo nhiệt và đầy bụi bặm. Ngồi trên xe nh́n ra, những người bán hàng rong vây quanh mời mọc. Trời nóng như thiêu, dưới vành nón lá rách  rưới,

 

 

 

 

 

 gương mặt người đàn bà khắc khổ, da đen cháy nắng, đôi mắt đỏ ngầu như đang cơn sốt, giọng nói sao mà khẩn thiết thôi thúc làm tôi chú ư. Bà đă chào hàng trong vô vọng. Xe chuyễn bánh nhưng bà vẫn cố với theo… H́nh ảnh người thiéu phụ ấy đă theo tôi măi đến bây giờ.

 Cùng sinh ra làm người, tại sao có những người kiếp sống khốn khổ, dập vùi, trong khi có những kẻ sống trong nhung lụa mà vẫn thấy không hề sung sướng. Tại sao có những ngang trái, bất công, bất b́nh đẵng trên thế gian này? Ngay cả con cáí sinh ra trong một gia đ́nh, cùng mẹ cùng cha, cùng một điều kiện, giáo dục… mà mỗi người một tánh, giỏỉ dở, khôn ngoan, khờ khạo khác nhau. Đường đời mổi người một ngă không ai giống ai, có người may mắn, có người bất hạnh ...Kiếp người của chúng ta phải chăng là kết quả của Nhân Quả Nghiệp Báo từ kiếp trước?

 

 

Như họa sĩ Ḥa Lan Vincent Van Gogh [1853-1890], người đă khai phóng ra một trường phái mới trong nghệ thuật hội họa. Bức “Portrait of Doctor Gachet” được mua với giá kỷ lục 82.5 triệu đô la trong ṿng 3 phút ở một cuộc bán đấu giá tại New York năm 1990. Nhưng lúc sinh thời, ông sống lây lất, nghèo khồ, lại nghiện rượu.Trong ṿng 10 năm cuối đời, ông vẻ hơn 2,000 bức tranh; đa số những bức nổi tiếng được vẽ vào hai năm sau cùng. Khi c̣n sống, chỉ có một bức họa tên “The red vineyard” ,được bán với giá khoảng 400 đồng Pháp cho một họa sĩ khác, hiện lưu giữ ở viện bảo tàng Pushkin, Moscow.

 

             “Portrait of Doctor Gachet”

Cuộc đời bất hạnh, t́nh duyên lận đận, thêm chứng bệnh tâm thần, có lúc quẩn trí ông cắt đứt lổ tai trái của ḿnh. Ông tự tử bằng súng, chết hai ngày sau đó vào lúc 37 tuổi ở Pháp. Van Gogh chỉ mong có một cuộc đời yên ổn, đủ tiền nuôi thân, khỏi nhờ vă mà không được. Ông đă nh́n ḿnh như một thất bại ê chề khủng khiếp. Gần 100 năm sau ngày chấm dứt cuộc đời trong tuyệt vọng, tài năng ông mới được người đời khen tặng, vinh danh. Mỗi bức họa của ông đă trở thành một tài sản gần như vô giá.

 Nh́n vào lịch sữ Việt Nam, biết bao sự việc phi lư đă xảy ra làm ta không khỏi đau ḷng.  Vụ án Lệ Chi Viên với Nguyễn Trăi [1380- 1442], vị anh hùng dân tộc, tác giả của bản tuyên ngôn độc lập bất hủ “ B́nh Ngô Đại  Cáo” và tập “ Gia huấn ca” với câu “ Thương người như thể  thương thân” đầy t́nh người. Ông đă có công to lớn trong việc xây dựng nhà Lê, giúp vua Lê Thái Tổ tức Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, kế đó giúp vua con Lư Thái Tông trị nước.

Thế nhưng, năm 1442 ông và người hầu thiếp tài sắc vẹn toàn Nguyễn thị Lộ bị triều đ́nh nhà Lê kết tội là đă âm mưu “ giết vua” Lư Thái Tông. Cả hai bị hành quyết cùng với hầu hết họ hàng thân thuộc vào ngày 19/9 năm đó. Nguyên nhân là v́ vua đă đột ngột từ trần tại Lệ Chi Viên khi ghé thăm Nguyễn Trải ở Côn Sơn. Thảm kịch đó đă được

 chính sử triều Lê ghi chép, kết tội với lời bàn như sau:” Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trăi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề pḥng mà được ư ?” (1).

Ngày xưa khi Đức Phật c̣n tại thế, đă có người thắc mắc về những nghịch cảnh, bất công, chênh lệch giữa người và người trên thế gian và t́m hỏi Ngài. Đức Phật đă giải thích như sau:“ Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp[Karma] của chính ḿnh như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa.Chính v́ cái Nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sanh.”   

Trên phương diện tâm linh và đạo đức Thiện Ác, Nghiệp là bất cứ điều ǵ ta tạo ra qua ư nghĩ, lời nói hay việc làm, tất cả đều sẽ có một hậu quả tương ứng, đó là Nhân Quả Nghiệp Báo. Nhân nào th́ trổ Quả ấy. Có vay th́ có trả, có cho th́ có nhận ,có được th́ phải có mất. Tất cà đan kết thành cái mà người ta thường lầm cho là định mệnh [đă được định sẳn bởi một đấng thần linh nào đó]. Những biến cố bất ngờ như may mắn hay rủi ro có thể là do sự pha trộn phức tạp cuả nhiều Quả trổ cùng một lúc.

 Ân oán vay trả của Nghiệp có thể hiển hiện trong cùng một đời, đôi khi ngay trước mắt. Ta giúp đở người th́ người sẽ giúp lại ta, ta t́m cách hại ai th́ thế nào cũng bị chính người ấy hay ai đó hại lại. Chính v́ thế, Nguyển Du trong chuyện Kiều đă “cho hay quả báo nhản tiền”. Kinh nghiệm về nhân qu trong cuộc sống đă được ông bà ta lưu lại qua ca dao, tục ngữ: Ở hiền gặp lành, Gieo gió th́ gặt bảo, Chạy trời sao kḥi nắng, ác nhân ác báo…

 C̣n những Nghiệp chưa giải quyết xong trong một đời th́ sẽ ra sao? Theo Đạo Phật với sinh tử luân hồi, chết chỉ là khởi đầu một kiếp khác. Vào lúc chết, ngoài thể xác ra, cái Tâm thường ngày, tức là ư thức do năm giác quan đem lại, cũng chết đi, tan rả. Chỉ có ḍng tâm thức với Nghiệp lực là sẽ không bao giờ biến mất, nó sẽ tiếp tục ờ một thân xác khác qua hiện tượng Tái Sinh và sẽ trồ Quà khi hội đủ những điều kiện gọi là trợ duyên để chin .Do đó, kiếp người của chúng ta như thế nào là tùy thuộc vào Nhân Quả Nghiệp Báo.

Trong khi nhận lảnh những” quả báo” tốt xấu của nghiệp đời trước, ta đồng thời tạo muôn vạn ngàn“ nhân” tốt xấu cho nghiệp sau,và có biết bao nghiệp mà nhân quả hiển hiện trong cùng một đời sẽ chuyển đổi thân phận con người. Đó là niềm an ủỉ và hy vọng của chúng ta vào sự Chuyển Nghiệp. Càng nhiều thiện tâm, làm nhiều việc tốt, nhiều duyên lành sẽ được tích lũy và làm nhẹ đi các quả ác. Một người có quả báo phải gặp tai nạn, thay v́ chịu thương tích trầm trọng, họ chỉ bị xây xát nhẹ thôi, đó là nhờ đă tạo nhiều phước đức trong đời .

 Chính niềm tin tưởng Nghiệp Báo là điều tất nhiên đă làm tôi bớt thắc mắc về những ngang trái trong cuộc đời do Nghiệp kiếp trước để lại. Đồng thời tôi nh́n thấy tu tâm dưỡng tánh, ăn hiền ở lành, ngay thẳng là con đường tốt nhất để khỏi vướng vào sợi dây oan nghiệp. Tôi cảm thấy yên tâm và tự tin hơn khi làm những ǵ ḿnh cho là đúng, là hợp đạo lư. Tôi không c̣n sợ thiên hạ cười chê hiểu lầm thương ghét…Tôi biết chính tôi là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả của việc ḿnh làm.

Luật Nghiệp Báo căn cứ trên Nhân và Quả, mang tính chất công b́nh, hợp lư. Sự báo ứng xảy ra một cách tự nhiên, khách quan và tự động. Những ǵ chúng ta gây ra cho kẻ khác sẽ trở lại với chúng ta một cách công bằng![Chơn Quang].Trường hợp của Jefferey Dahmer [1960-1994] ở Milwaukee, Wisconsin là một thí dụ cụ thể. Vụ án Dahmer đă gây chấn động khắp thế giới trong hai năm 1991-1992 v́ tính cách man rợ không thể tưởng tượng nổi: giết  người, làm t́nh với xác chết; rồi ăn thit các ngựi này.

Từ ngày 30/ 6/91 tới 22/7/91 y đă lần lượt rủ được năm thanh niên vào pḥng trọ; giết bốn người, mỗi tuần một người; nạn nhân cuối thoát được, cầu cứu cảnh sát. Theo tội trạng, Dahmer tổng cộng đă giết hơn 15 người. Lần đầu tiên vào lúc y mới 18 tuổi.

Cảnh sát đă khám phá nhiều h́nh các nạn nhân được chụp sau khi giết, các đầu lâu, sọ được sơn phết, từ thi ngâm trong thùng acid, các phần thân thể nạn nhân trong tủ lạnh. Y thú nhận đă ăn thịt 8 người và nói thịt người có vị giống như thịt ḅ.V́ Wisconsin không có án tử h́nh, Dahmer bị xử  943 năm tù.

Trong thời gian bị giam, y tuyên bố ḿnh là một Born- again Christian, tưởng rằng ngoan đạo là có thể xoá hết tội.  Ngày 28/10/94, khi chùi dọn trong trại giam, y bị một người tù khác dùng cán chổi thọc sâu vào hậu môn, đập đầu bằng cây sắt làm y chết trong phút chốc. Hung phạm có lẽ muốn trả thù cho những nạn nhân cuả Dahmer mà phần lớn là người da đen như ḿnh.  Điều đó cho thấy, mặc nhân quả xả hội qua pháp luật ấn định, nhân quả nghiệp báo vẫn thi hành theo con đường riêng cùa nó khi đúng thời điểm để đưa đẩy đến các chết của Dahmer.

Kiếp trước tôi ăn ở ra sao? Tôi không biết. Sau khi chết, tôi sẽ tái sinh như thế nào? Làm sao đoán được. Và cuộc đời trước mắt sẽ đi về đâu? Có đúng với những dự  tính của tôi hay không? Từ những suy nghĩ đó, tôi đă nh́n thấy Nhân Quả Nghiệp Báo như một ngọn đuốc soi đường cho tôi ḍ dẫm tương lai, c̣n trong hiện tại tôi chấp nhận dể dàng hơn khi gặp những khó khăn, đồng thời đặt niềm tin vào sự chuyển nghiệp và làm chủ vận mệnh của ḿnh.

 Tôi nghĩ rằng trong cuộc sống muôn mặt, để tránh tạo nghiệp ác, muốn lương tâm đừng cắn rứt, muốn an lạc trong tâm hồn, tôi phải thận trọng trong lời nói, suy nghĩ chính chắn trước khi làm một việc ǵ đề hậu quả đừng làm khổ ḿnh hay người. Nhưng nếu ḿnh gặp cảnh bất b́nh, bất công, hay hăm hại làm tâm hồn khổ sở, ḿnh phải đối phó như thế nào? Im lặng, chịu đựng, chờ đợi nghiệp báo thi hành, hay t́m cách phản kháng, hay theo kiểu “ăn miếng trả miếng”?

 Có khi Im lặng là vàng, là khôn ngoan, v́ nóng nảy,vội vàng phản ứng chỉ gây thêm đổ vỡ tệ hại. Tôi tự nghĩ nên im lặng tinh tâm suy xét sự việc, t́m hiểu những nguyên nhân xa gần, có thể một phần tại ḿnh, có thể do hiểu lầm hay do những trắc ẩn nào đó. Nhờ thế, may ra ta hiểu hơn rồi t́m cách giải quyết. C̣n Ăn miếng trả miếng quá tệ hại làm cho nghiệp chướng càng thêm chằng chịt. Tuy nhiên cũng có trường hợp im lặng là đồng loă, là hèn nhát để cho cái ác tung hoành, ḿnh phải t́m cách phản kháng thích đáng.

   

 Như  Gandhi [1869-1948], nhận thấy những bất công trong chính sách thuộc địa của người Anh tại nước của ông, đă đứng lên hô hào dân Ấn phản kháng bằng chính sách bất bạo động, bất hợp tác, đă giúp Ấn độ dành lại độc lập. Hoặc những người mạnh dạng tố cáo kẻ âm mưu hại người, phá hoại, để giúp người khác khỏi bị chết một cách oan uổng. Thật khó nói ! Nhân Quả như thế nào, nặng nhẹ ra sao c̣n tùy thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp, chằng chịt khác. Những hoàn cảnh đưa đẩy, khiến Nhân trổ Quả ngay trong kiếp này hay đợi đến những kiếp sau, được gọi là Duyên khởi…

Trước đây, tôi đă không hiểu nhiều về Đạo Phật, chỉ biết chút ít qua mấy câu “Tu là cội phúc, t́nh là giây oan”, “Đờ́ là bể khổ”, qua chuyện Kiều của Nguyển Du hay qua chuyện cổ Quan âm Thị Kính, Chuyện t́nh Lan và Điệp, đôi khi tôi nghĩ: “sao mà yếm thế quá”. Gần đây nhờ đọc một ít sách Phật, tôi mới “ ngộ “ được phần nào. Hơn 2500 năm trước, vào thời đại cổ xưa, ngài đă nh́n xa thấy hết vủ trụ với tính cách vô thường, vô ngă và những nguyên lư vận hành của nó mà Lư Nhân Quả Nghiệp Báo là một.  

  

  Phải nói Đức Phật lả người của khoa học và thực tế. Phật pháp của ngài luôn luôn đáp ứng được nhu cầu tối hậu của con người, đó là an lạc thân tâm, giải thoát hết mọi khổ đau của cuộc đờ́ trước mắt. Ngài đă vạch ra con đường tu tập, phát triển Trí Tuệ trong Đạo Đức và sự Tỉnh Thức để dập tắt Tâm Tham Sân Si, nguồn gốc của cái khổ, đồng thời phát triển Tâm Từ Bi biết thương yêu và cảm thông người khác. Tất cả là tùy ở Tâm mà ra.

 Sống trong thế giới dâu bể đổi thay, đời ḿnh rồi cũng như đám lục b́nh trôi nổi trên sông, không biết sẽ dạt về đâu. Hiểu được Nhân Quả Nghiệp Báo,  khi may mắn, thành công, tôi không kiêu căng, tự măn; khi gặp hoàn cảnh bất lợi, trái ngang, tôi bớt than thân trách phận, không sanh tâm đố kỵ v́ tôi hiểu rằng  tất cả là “Quả” của những “Nhân” tôi đă tạo ra từ trước. Thấy, nghe bao hoàn cảnh khốn khổ, nghịch lư, éo le trong cuộc đời chung quanh, tôi mới thấy cái khổ của ḿnh chẳng đáng vào đâu, tôi thông cảm người khác và tâm trở nên từ bi hỷ xả.

 Ngoài ra, Nhân và Quả cũng tác động qua lại lẩn nhau, làm may thành rủi, rủi thành may đến bất ngờ. Cái may hôm trước có thể trở thành “nhân” cho cái rủi ngày mai nếu không biết giữ ḿnh, không có chánh niệm, buông thả theo dục vọng tham sân si…như trường hợp ông Jack Whittaker, chủ nhân của một hảng ở West Virginia, trúng Powerball 315 triệu đô la  vào dịp Giáng sinh năm 2002. Ông đă trích ra một phần tiền trúng số để làm việc từ thiện; nhưng sự giàu có bất ngờ đă trở thành một tai họa làm đảo lộn cả cuộc sống gia đ́nh và đạo lư trong tâm hồn ông.

   

Vợ chồng ông bị phiền toái tràn ngập với những yêu cầu giúp đở từ mọi phía. Ông Whittaker lại đổ ra sa ngă, rượu chè, cờ bạc, trai gái. Một người bạn trai của cháu gái chết ngay trong nhà ông cùng một lúc với vụ trộm vào nhà.Ông đă hai lần bị bắt v́ lái xe trong khi say rượu, bị kiện v́ có những hành vi sách nhiểu t́nh dục… Đau đớn lớn nhất là cái chết của cô cháu gái duy nhất. Tiền bạc đă làm hư đốn đời cô. Xác cô đươc t́m ra sau một chiếc xe bỏ hoang; cô chết v́ ma túy. Gia đ́nh tan hoang. Bà vợ đau khổ đă ước rằng phải chi ông đừng trúng số.

 Từ đó ta mới thấy tiền bạc không hẳn đem lại hạnh phúc mà hạnh phúc là từ tâm ta và tu thân dưỡng tánh là điều quan trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi luôn nhớ lời Phập dạy: “ Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất ḿnh”.  Hảy dập tắt ngọn lửa Vô Minh Tham Sân Si đang t́m cách thiêu rụi Phật tánh vốn có sẳn ở mỗi con người. Và triết lư đạo Phật là liều thuốc thần diệu tôi mang theo trên đường đời để lở khi ngă xuống trong đau khổ, tôi sẽ tự cứu ḿnh và tôi cầu mong rằng đó cũng là kim chỉ đạo giúp tôi sống xứng đáng với ư nghỉa một con người tử tế.

 

   

 

 

Tâm Đoan

Minnesota, 7/2007

 Sách và tài liệu tham khảo:

(1) Đại Việt sử kư toàn thư Q. XI, tờ 56a].

Phật Pháp căn bản- Suy Nghiệm theo Nguyên Lư [ Minh Không]

Tạng thư chết sống [Sogyal Rinpoche, Trí Hải dịch]

Nghiệp và Kết Quả [Chơn Quang]

Đức Phật và Phật pháp [ Ḥa Thượng  Narada, Phạm Kim Khánh dịch]

 

                       

 

   
 
                                       MỪNG XUÂN MẬU TƯ

     

Báo Xuân Mục Lục           Nét Bút Xuân Mơ                                                            Hội CHS TT