Please download Java(tm).

 

 

 

Tháng 5 năm1990, Chris McCandless, 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Emory University, Atlanta và sắp sửa bước vào trường Luật. Cậu học giỏi lại có nhiều tài về âm nhạc, thể thao và thuộc một gia đình rất khá giả vùng Virginia. Cha mẹ vui mừng đề nghị cho cậu một chiếc xe mới và hứa giúp đở trả tiền học Luật nếu quỷ để dành đại học của cậu không đủ. Xe mới, cậu không nhận. Tiền học, cậu cũng không màng. Nào ai biết rằng sau đó không lâu, cậu đã ký ngân phiếu biếu hết số tiền 24 ngàn còn lại trong quỷ cho một hội từ thiện chống đói.

 

Gia đình, cha mẹ, bạn bè không ai biết cậu đang nghĩ gì trong đầu khi tuyên bố một câu là mình sắp sửa biến dạng một thời gian. Mà quả thật, khoảng cuối tháng 6, từ nhà trọ học ở Atlanta, cậu đi đâu mất biệt với chiếc xe củ mèm. Cậu không còn thích đời sống văn minh, đầy tiện nghi, thừa thãi. Cậu khao khát một cuộc đời mới, một mình, hoàn toàn tự do, không gò bó, không luật lệ, để có thể tiếp nhận những kinh nghiệm mới mẽ thuần chất nhất trong thiên nhiên. Đoạn tuyệt cuộc đời đã qua gắn liền với tên Chris McCandless, cậu lặng lẽ đặt cho mình một tên mới Alexander Super-tramp, người sẽ đi lang thang cùng khắp đó đây.

Khởi hành lái xe từ Atlanta, cậu đi về hướng tây tới công viên quốc gia Lake Mead ( Arizona ). Cậu dừng chân cắm lều gần hồ. Thế rồi, một trận mưa như thác đổ làm xe cậu, đang đậu trái phép ở một nơi, hết nổ máy. Cậu không kêu cứu sợ lộ tông tích nên phải bỏ xe. Thay vì lo âu, cậu đã thấy trận nước lũ vừa qua như là một dịp để cậu trút gánh nặng bên đường. Cậu tước bảng số xe, chôn dấu khẩu súng săn nai và vài đồ mà cậu sẽ lấy lại sau này. Rồi bao nhiêu tiền còn lại trong túi 123 đô la, cậu đánh que diêm đốt thành tro khói. Sở dĩ người ta biết được nhiều chi tiết trong chuyến du hành là nhờ cậu đã ghi lại trong nhật ký và chụp hình mà một số được gởi lại nơi người quen trên đường phiêu bạt cất giữ.

 

Thế rồi cậu tự tạo cho mình một cuộc đời mới từ con số không, đi lang thang dần lên hướng bắc, khi cần thì xin quá giang xe trên đường lộ, nhảy lén xe lửa chở hàng, chịu làm thuê làm mướn để kiếm sống qua ngày như một người cùng đinh trong xả hội. Với tên mới Alex, cậu đã đi qua nhiều nơi, lãnh hội biết bao kinh nghiệm sống và thử thách trong thiên nhiên, làm quen với một số người địa phương và rất được thương mến. Chính nhờ những người này mà về sau Jon Krakauer, tác giả quyển “Into The Wild” viết về đời cậu, mới dò dẫm và truy ra được lộ trình hai năm đi tìm hạnh phúc trong mạo hiểm của cậu.

Còn cha mẹ thì không sao biết con mình đã ở đâu, làm gì, cho đến khi thân xác thối rửa của cậu được tìm thấy ở Alaska, trên chiếc xe bus bỏ hoang dọc Stampede Trail, nơi vùng núi rừng hoang dã tận cực Bắc, bởi một đám người săn thú vào tháng 9 năm 1992.

Alaska từ lâu được coi như một điểm thu hút đối với những người thích mạo hiểm, chẳng hạn Chris McCandless, mộng ảo đến một thế giới thiên nhiên hoang sơ, huyền hoặc, được thêu dệt qua văn chương cầu kỳ của nhà văn Jack London. Hơn thế nữa, cậu là người thán phục và chịu ảnh hưỡng của đại văn hào Nga nổi tiếng Leo Tolstoy, người mà cuối đời đã từ bỏ sự giàu sang, vinh dự để sống lang thang trong thiếu thốn. Cậu muốn tìm cảm giác mới mẻ, toại nguyện nhất mà cậu nghĩ rằng không bao giờ có trong cuộc sống xả hội văn minh. Có thể nói, trong khía cạnh nào đó, cậu đi tìm hạnh phúc trong tâm hồn giữa thiên nhiên, mạo hiễm.

Từ Atlanta, du hành xuyên qua các tiểu bang, qua Mexico để đi một mình vào miền hoang dã phía bắc ngọn núi Mt. McKinley ở Alaska, Alex đã dấn thân vượt nhiều trắc trở, ghềnh thác vô cùng nguy hiểm. Có lúc sống bờ sống bụi, ăn uống thiếu thốn, đôi khi phải ăn cây rừng để sống, cậu ốm đi nhiều nhưng tinh thần thì phấn chấn,toại nguyện lắm. Khi mệt mỏi cậu cũng tạm dừng chân ở vải thành phố lớn như Las Vegas, lây lất sống ngủ bên đường phố với đủ hạng người “homeless” trong vài tuần trước khi đi tiếp.

Mùa đông tới, cậu lưu lại hơn hai tháng ở Bullhead City thuộc Colorado, vào thành phố kiếm việc làm. Ở McDonald’s, những người làm việc còn nhớ đến cậu như một người kỳ lạ, khi nói chuyện thì chỉ thích nói đến cây cối, thiên nhiên và những cái không ai hiểu. Lúc mới đến làm, chân đi giày không vớ, người thì lúc nào cũng có mùi hôi. Điều đó không tốt cho tiệm nên cậu được nhắc nhở. Khi người ta muốn giúp đỡ hỏi cậu có cần xà phòng để tắm không thì cậu giận lên. Đó là lúc cậu chưa có chổ tạm trú, vẫn còn cắm lều sống trong sa mạc ven thành phố mà dấu không cho ai biết.

Bullhead City, địa điểm cậu ở lại lâu nhất trong cuộc du hành trước khi tới Alaska, vùng núi Mt. Mckinley với ý định sống vài tháng trong thiên nhiên hoang dã, không dấu vết văn minh, một mình. Ở những nơi khác dừng chân, cậu cũng kiếm được chổ ở và làm việc cho người mới quen qua các chuyến quá giang. Cậu đã gặp những ngưởi tốt và vẫn tiếp tục liên lạc với họ qua thơ từ. Cậu đã tâm tình, chia xẻ niềm hân hoan về những thành công vượt qua thử thách trên con đường mạo hiểm. Còn người thân, gia đình ? Cậu không gởi một chữ. Cậu vốn có thành kiến từ lâu là cha mẹ sống giàu sang nhưng đạo đức giả. Năm 18 tuổi, cậu khám phá ra là trong khoảng thời gian đầu lấy mẹ cậu và sinh ra cậu và người em gái, ông cha vẫn lén lút sống với người vợ trước, tiếp tục có con và kéo dài tình trạng này, không dứt khoát ly dị vợ cũ để chính thức cưới mẹ cậu. Mặc dầu đó là chuyện đã qua và ba cậu là một người rất tài giỏi, biết tạo dựng sự nghiệp gia đình, nhưng cậu nhất định không tha thứ và có thái độ khép kín, thờ ơ, làm gì cũng không cho gia đình biết.

Cha mẹ cậu đã nhờ cảnh sát tại Virginia truy tìm nhưng vô vọng. Chỉ một lần duy nhất cuối tháng 8, 1990 gia đình nhận được tin tức về cậu qua thơ cảnh sát gởi từ California đòi tiền phạt vì tội “hitchhiking” (đón đường xin quá giang) gần Willow Creek. Cơ quan chuyên nghiệp cố tìm cậu nhưng phải chịu thua. Sau này người ta mới biết lúc bị phạt, cậu lúng túng đành phải khai nhà cha mẹ vì cảnh sát đòi biết địa chỉ thường trực của cậu. Khi xin việc làm ở McDonald’s, cậu phải khai tên thật và số an sinh xả hội. Thế mà thám tử được mướn bởi cha me cậu đã không biết.

Trong số những người Alex quen biết có một ông già 80 tuổi Ronald Franz, ở Salton City thuộc California, người cho quá giang trong khi cậu đang cắm lều dừng chân ở vùng sa mạc Anza-Borrego, gần đám dân bụi đời, hút xách nghiện ngập. Franz là một người Công giáo rất ngoan đạo, phần lớn cuộc đời ông sống trong quân ngũ, đóng ở Thượng Hải và Okinawa. Vào ngày cuối năm 1957, trong lúc đang ở xa, vợ và đứa con trai duy nhất sắp sửa tốt nghiệp trường thuốc đã bị chết bởi tai nạn xe hơi do một người nghiện rượu lái. Sáu tháng đầu ông tìm quên trong men rượu, sau đó bỏ rượu, sống cuộc đời đơn độc trong nhiều năm trước khi bắt đầu nhận những đứa trẻ hiếu học ở Okinawa làm con nuôi không chính thức. Tính ra ông đã lo cho 14 đứa trong đó đứa lớn nhất đang học trường thuốc ở Philadelphia và một đứa khác cũng như thế đang học ở Nhật.

Gặp nhau khởi đầu từ tháng giêng 1992, họ đã có nhiều thì giờ trò chuyện , ngay cả sau khi rời nơi này, Alex vẫn gởi thư cho ông. Alex kể hết cho ông nghe mọi việc từ chuyện lộn xộn trong gia đình, kinh nghiệm trong mạo hiễm, ý định đến Alaska vào mùa xuân, quan điểm về cuộc đời … Franz cũng đã truyền hết cho Alex cái tinh vi nhất của ông trong nghề làm da thuộc của mình. Sau nầy, trong số những vật tinh xảo, đầy sáng tạo do chính tay cậu làm ra còn để lại, là cái dây nịt bằng da có chạm trổ ghi khắc lại những chữ, những hình ảnh đánh dấu quá trình cậu đã trải qua trên bước đường mạo hiểm.

Franz rất thương và cãm kích sự thông minh, khéo léo của Alex. Cha mẹ ông, đều là con một, sinh ra chỉ một mình ông, rồi đứa con duy nhất của ông cũng không còn nữa. Ông có tiền. Ông muốn nhận cậu làm cháu nuôi. Cậu miễn cưỡng hứa hẹn sẽ nghĩ đến sau khi mạo hiễm ở Alaska trở về. Một ông già từng trải, kinh nghiệm đời như thế, tạo được một thân tình với cậu như thế, mà vẫn không làm sao khuyên được cậu bỏ đi cái tính ngông cuồng, sống bờ sống bụi. “Ông Franz, ông không cần phải lo lắng cho tôi. Tôi có giáo dục đại học. Tôi không thiếu thốn. Tôi đang sống như thế này là do tôi chọn lựa.”

Franz trơ trọi cô đơn. Ông bám víu vào tình cảm sâu đậm dành cho Alex. Thay vì thuyết phục được cậu trai trẻ chưa có tuổi đời kinh nghiệm, ông đã bị cậu thuyết phục ngược lại. Sau khi cậu ra đi, ông đã làm theo lời khuyên của cậu. Bỏ nhà mướn. Ông mua một xe van, trang bị đầy đủ, cắm lều ngay nơi cậu đã ở hồi trước trong vùng sa mạc. Thế rồi ngày ngày ngồi nhìn ra đường lộ mong đợi có một ngày chàng trai trẻ với túi hành lý lớn trên lưng, Alex, trở lại với mình.

Cứ như thế hơn tám tháng, cho đến một hôm sau Christmas 1992, trên đường quay về sa mạc sau khi tới Salton City để kiểm hộp thư, ông cho hai người quá giang. Trên xe, ông đề cập đến Alex và cuộc mạo hiễm Alaska. Không ngờ một người đã báo cho ông biết người bạn trẻ của ông đã chết, nhờ đọc tin tức trên báo Outdoor magazine.

Alex không bao giờ trở lại! Ông tâm sự với Jon Krakauer, tác giả “Into The Wild”: sau khi Alex từ giã dể đi Alaska, ông đã cầu nguyện. Ông đã kêu gọi Thượng đế phù trợ cho cậu vì đó là đứa con trai rất đặc biệt. Nhưng sau khi biết tin Alex chết, ông đã chối bỏ Thượng đế. Ông không còn là một thành viên của nhà thờ và trở thành một người vô thần. Ông không thể nào tin được ở một Thượng đế đã để cho chuyện ghê gớm sảy đến với cậu nhỏ như Alex. Ông quá đau khồ.

 

 

Tính ra, bốn tháng từ ngày 28 tháng 4 năm 1992, nhảy xuống xe quá giang cuối cùng, Alex đã một mình đi mất biệt vào hoang dã của Alaska. Cậu muốn chứng tỏ với chính cậu là cậu có thể sống được ở đó, không cần một trợ giúp nào. Rủi thay, cậu đã chết vì đói [1] vào khoảng ngày 18 tháng 8 tại nơi đó, 19 ngày trước khi 6 người Alaska đi săn tình cờ ngang qua xe bus, đọc miếng giấy với lời kêu cứu S.O.S của cậu dán ở cửa xe rồi khám phá thi thể cậu trên đó, cuộn trong chiếc sleeping bag mẹ cậu đã may cho. Lúc đó cậu mới 24 tuổi.

Những thành công trong mọi lãnh vực lúc còn đi học, trên bước đường mạo hiểm trước khi đến Alaska đã khiến cậu quá tự tin, thiếu chuẩn bị thích đáng, trang bị quá sơ sài cho một chuyến dự định sống lâu trong rừng hoang vào một mùa xuân không thích hợp. Tuyết tan, nước lũ ngăn chặn lối đi, gió mưa làm cậu bị “mắc cạn” đành lẩn quẩn sống quanh vùng xe bus bỏ hoang, không địa bàn, không bản đồ, không đồng hồ, không đầy đủ lương thực mang theo. Cậu săn bắt thú, hái cây rừng, ăn bất cứ thứ gì để sống, chờ đợi ngày có thể quay về.

Cậu đâu ngờ rằng chỗ cậu đang ở cũng không xa lắm với vài trạm có thể giúp cậu qua khỏi khó khăn. Đáng lẻ cậu không đến nổi chết đói, có một lần cậu “trúng mối”, bắn ngã được một con hươu to nhưng vì không biết cách để dành thịt rừng cho khỏi hư nên đành nhường hết cho ruồi nhặng và chó sói. Nhật ký được viết trên những trang giấy trống của sách mà cậu mang theo đọc, những lời khắc đẻo trên gổ, những hình ảnh tự chụp đã cho thấy tâm trạng và đời sống của cậu nơi đó. Phải đợi đến khi đói khổ bệnh hoạn cô quạnh cậu mới hiểu rằng “Happiness only real when shared” (hạnh phúc chỉ có thật khi được san sẻ). Chỉ ở giây phút ấy cậu mới thấm hiểu được giá trị của gia đình, xả hội.

Có lẽ trong tấm thân bệ rạc, nơi rừng hoang âm u, thờ ơ đến tàn nhẫn, cậu đã nhớ đến gia đình, đến người mẹ hiền. Có lẻ trong hôn mê, cậu đã gọi mẹ? Vào tháng bảy 1992, hai năm sau khi Chris rời Atlanta, ba tháng sau khi cậu sống thiếu thốn trong rừng, một đêm bà giật mình thức giấc giữa khuya, đánh thức ba cậu. “Tôi chắc chắn tôi nghe Chris gọi tôi” Bà nhấn mạnh, nước mắt đầm đìa. “Tôi không biết làm cách nào để quên được chuyện này. Tôi không mơ, tôi không tưỡng tượng. Tôi nghe tiếng nó nói mà.! Nó van xin: mẹ ơí hảy cứu con! Nhưng tôi không thể giúp con tôi vì tôi không biết nó đang ở đâu. Đó là tất cả những gì nó đã nói: Mẹ ơi hảy cứu con!”.

Cuốn sách viết về Chris McCandless “Into The Wild” của Jon Krakauer ra đời năm 1996 đã nổi tiếng nhưng phải đợi đến 10 năm sau, để chắc chắn có sự đồng ý từ gia đình McCandless, cuốn phim cùng tên mới ra đời năm 2007, do Sean Penn, chồng củ của cô Madona đạo diển, tài tử Emile Hirsch thủ diễn, và hoàn toàn được quay tại chổ cậu đã sống qua. Trong phần mở đầu cuốn phim, có một điểm đặc biệt là nhân vật Jim Gallien, người Alaska đã cho Chris quá giang xe tới địa điểm cuối cùng, đã cho đôi giày đi tuyết bằng cao su trước khi cậu mất biệt trong rừng sâu, lại chính là Jim Gallien thứ thiệt ngoài đời.

Câu cuối cùng cậu viết để lại: I have had a happy life and thank the Lord. Goodbye and may God bless all” (Tôi có một cuộc đời hạnh phúc, cám ơn Thượng đế. Xin chào và cầu xin Thượng đế ban phước lành cho tất cả).

Trong xã hội cũng có một số người như McCandless, chỉ cảm thấy hạnh phúc khi họ chiến thắng được một thử thách nào đó mà những người khác không làm được. Những nhà thám hiểm, dấn thân vào vùng hoang dã, hiểm độc hay leo lên những đỉnh núi cao nhất đầy nguy cơ và bảo táp. Biết bao người đã chết cứng thành băng trên những điểm cao độ của núi và thân xác vĩnh viễn lấp vùi trong bảo tuyết cô đơn, để lại cho thân nhân một nổi buồn đau đớn.

Cuộc đời nhiều mâu thuẫn. Là con nhà giàu địa vị, khôi ngô, thông minh, học giỏi, tài cao, có thể nói đó là một con người được sinh ra hoàn hảo nhất, có tất cả những gì mà thanh niên mới lớn đều ao ước để hạnh phúc và vươn lên trong xả hội. Vậy mà Chris đã tìm cách xóa bỏ, khinh miệt nó, để trở thành một người đi lang thang, tìm hạnh phúc trong những bấp bênh, mạo hiểm, không kể gì đến thân xác có bị dập vùi, thương tổn như mấy lần leo xe lửa chở hàng đi “ké” bị bắt gặp, bị đánh, bị chĩa súng vào mặt. Đầu năm 1991, sau khi mạo hiễm lén qua biên giới Mexico rồi trở về lại Mỹ bằng thuyền nhỏ rất nguy hiễm, cái chết trong gang tấc, cậu cảm thấy vô cùng phấn chấn với sự thành công của mình dù hốc hác và mất hết 25 pounds. Đối với cậu “How important it is in life not necessarily to be strong but to feel strong”. (Cái quan trọng trong cuộc đời không nhất thiết là mạnh mà là cảm thấy mạnh ).

Chris McCandless, ngay khi còn ở trung học đã cho thấy tính vốn cẩn thận, biết suy nghĩ, tính toán, nhưng vì bướng bỉnh, quá lý tưởng, quá tự tin nên đã có những quyết định mà cậu phải trả một giá quá đắt bằng mạng sống của mình. Khao khát xa vời, nhiều mộng tưởng và chịu ảnh hưởng môt số sách đọc, cậu đã bỏ quên hiện tại để đi tìm kiếm những hạnh phúc trong khó khăn, ngăn trở. Tuy nhiên, xét cho cùng, đó là quyền chọn lựa của cậu, người làm chủ vận mệnh của mình.

Mười tháng sau khi nhận được tin Chris McCandless đã chết, cha mẹ cậu quyết định đi thăm nơi cậu đã nằm xuống vĩnh viễn. Một bản tưởng niệm với vòng hoa được dựng ngay phía trong cửa xe. Mẹ cậu ngồi xuống chổ cậu đã nằm, ngắm những vật dụng thân yêu mà con mình đã đụng tới. Ở đầu xe bus, bà đã nhặt chiếc quần jean vá rách rưới áp lên mặt “Nó vẫn có mùi như Chris”, bà đau đớn mỉm cười. “Chris chắc phải rất can đãm và rất mạnh mẽ trong tinh thần tới phút cuối, chứ không tự giết mình”.

 

 

Trước khi rời, bà không quên để lại dưới gầm giường một va li chứa đầy những thuốc men, dụng cụ cứu cấp, những lon đồ hộp , nhiều thực phẩm khác để sinh tồn, một mãnh giấy có viết lời kêu gọi những ai tình cờ đến đây và đọc được nó thì “Hãy gọi cho cha mẹ bạn càng sớm càng tốt”. Chiếc vali cũng giữ luôn quyển Thánh kinh của Chris hồi còn nhỏ. Dù rằng, bà thố lộ “Tôi đã không cầu nguyện nữa từ khi chúng tôi mất Chris”.

Tội nghiệp cho những người làm cha mẹ. Sinh con đâu có sinh lòng. Khó mà có được sự hoàn toàn, được cái này thì mất cái khác. Hãy nhìn lại cậu Chris McCandless thì hiểu. Có ai ngờ những ý nghĩ điên rồ trong đầu cậu. Tuổi trẻ thông minh, sáng tạo, nhiệt huyết nhưng cũng đầy chướng khí, bướng bỉnh, bốc đồng, thích làm những cái khác lạ hơn người. Khi không đạt được thì dễ chán chường, nông nổi, tự hại đời mình, làm khổ cha mẹ.

“Nước mắt bao giờ cũng chảy xuống”. Xét cho cùng, mỗi chúng ta đều phải trải qua những chặng quan trọng của một đời người: trẻ, trung niên, già,chết. Ta có điều không hài lòng với con cái thì cũng giống như ngày xưa, cha mẹ ta đã từng như vậy, chỉ khác nhau ở chỗ: mỗi thời đại có một vấn đề, và thế giới càng văn minh chừng nào thì vấn để càng phức tạp chừng ấy. Ngày nay, cha mẹ nhiều khi không bắt kịp những ngỏ ngách trong tâm hồn con trẻ, không hiểu được nó muốn gì rồi sinh ra thiếu cảm thông và xa cách.

Hãy thương yêu, khuyên nhủ, nâng đỡ con cái. Hãy ráng kiên nhẩn chịu đựng những tính khí khó thương, cứng đầu của nó. Nếu không, con chim nhỏ thèm khát tự do sẽ tung cánh bay đi không bao giờ ngoảnh lại. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một Nghiệp riêng. Hạnh phúc hay không là do nó định đoạt, qua Nhân Duyên Nghiệp báo, qua thái độ sống. Mình làm hết sức mà không được thì thôi. Hãy để đời dạy nó.

Càng về già, qua cuộc đời kinh nghiệm thăng trầm, con người bớt liều lĩnh hơn, biết lượng sức mình, biết đắn đo suy nghĩ, ít cao vọng nên dễ tìm thấy hạnh phúc trong những cái bình thường quanh mình. Người trẻ tuổi, mới mẻ trong cuộc sống, thường cao vọng hơn, lòng ham muốn còn nặng, nên đôi khi khó tìm hạnh phúc trong những cái hiện có, hay nói đúng hơn họ là những con người mãi mãi đi tìm hạnh phúc.

Cô Tâm Đoan

Xuân 2011

 

Ghi chú:
---viết dựa theo sách “Into The Wild” của Jon Krakauer và phim cùng tên.
---[1]Theo sự khảo nghiệm sau này của các nhà chuyên môn, có thể cậu đã vô tình ăn nhằm hột có chất độc của khoai rừng H. alpinum. Rể cây này ăn được nhưng hột có chút ít chất độc gián tiếp ngăn trở sự biến dưởng những thức ăn khác thành năng lượng. Nếu có nhiều chất này trong người, dù bạn có ăn thật nhiều đồ ăn, bạn vẫn có thể bị chết đói. Đối với tình trạng Alex, cơ thể kiệt quệ vì thiếu dinh dưởng, thiếu ăn thì dù chỉ ăn nhằm một ít chất độc cũng đủ gây nên hậu quả trầm trọng trong khi với người bình thường cơ thể mạnh mẻ, chất độc sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể dễ dàng qua nước tiểu.

 

 

 

          Trang Bìa | Xuân Ý | Sớ Táo Quân | Thơ Văn | Truyện Ngắn | Phong Tục Ngày Tết

 

Báo Xuân Tân Mão 2011 - HCHS Trung Thu