MÁI ẤM GIA Đ̀NH 

Trang 1, 2
  • NGHỆ THUẬT THA THỨ

      Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, v́ một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy ḿnh bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên. Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta th́ mỏi, anh ta khó ḷng bơi tới được bờ.  Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậm chí đánh đ̣n, nên mỉm cười khô khan và nói: “Cảm ơn bố, cứ kệ con !”.  Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nh́n thấy một người khác bơi thuyền lại gần.  Đó là cô em gái.  Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo: “Anh dùng phao đi !”.  Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng căi lời ḿnh, anh ta lắc đầu và xua tay.

      Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên băi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, c̣n chân tay th́ không cử động nổi.  Một đám đông người tụ tập quanh anh ta.  Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen.  Đó là gia đ́nh, họ hàng, bè bạn của anh.  Người th́ muốn đưa anh vào bệnh viện, người th́ muốn đốt lửa, người th́ muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khi mỗi người định làm ǵ, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xử không tốt với ḿnh.  Và “Không, cảm ơn”- Anh ta lại nói – “Cứ kệ tôi”. Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay ră rời, mệt mỏi đi xa đám đông.

      Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong ṿng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm điều ǵ không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm ǵ không tốt với anh cả.

      - Bà không phải là người biết ư nghĩa của những giấc mơ – bà anh nói – Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.

      - Bực bội ư?  Hằn học ư?  Không thể thế được ! – Anh ta kêu lên - Nếu có th́ cháu phải cảm thấy chứ !

      Bà của anh ngồi yên và b́nh tĩnh đáp :

      - Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những ǵ cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu.  Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng.  Cháu đă bơi được tới bờ một lần, nhưng c̣n những lần khác th́ sao ? Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi.  V́ khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đă xây dựng trong tâm trí ḿnh những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?

      Có một câu nói : “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm.  Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn”.

      s/t

       

  • ĐI VỀ CÓ NHAU

      Phạm Văn Hoạt

      Tiếng máy nổ gầm gừ nặng nề của xe đổ rác đánh thức Ngân dậy.  Dụi mắt mấy lần mới đọc được mấy con số trên mặt chiếc cell phone, 4:30am! Nhận ra rằng, không ai khác, nhưng chỉ một ḿnh Ngân lẻ loi nơi gác trọ. Bên ngoài trời vẫn c̣n tối.  Ngân kéo chăn tới tận cằm, nhắm mắt cố kéo giấc ngủ trở lại.

      H́nh như tuyết lất phất rơi.  Mùa đông ǵ mà lạnh kinh người.  Tháng Tư rồi mà cái lạnh quái ác vẫn chưa chịu hết.  Ngân cảm thấy lưng ḿnh hơi lạnh, nàng xoay người, mắt dán lên trần nhà, một cảm giác hụt hẫng, bâng khuâng.  Nỗi nhớ hơi ấm của chồng ào ạt chạy về trên cơ thể.  Cứ mỗi lần cảm thấy lạnh lạnh, nàng nằm xích lại gần, được chàng ôm choàng trong ṿng tay, và hơi ấm bao phủ, giấc ngủ trở về nhẹ nhàng êm ngọt. Một thoáng buồn chợt đến đuổi mất giấc ngủ của Ngân.

      Cũng như một số đồng nghiệp khác, khi “company” lĩnh nhận một “dịch vụ” của một cơ sở nào đó, “company” sẽ phải gửi nhân viên của ḿnh tới tận chỗ của khách hàng, Ngân có thể chọn đi làm xa hoặc bị sa thải, một sự chọn lựa thường là “chẳng đặng đừng”, nhất là trong cái thế “gạo châu củi quế” này.

      Ngân Khánh lấy nhau 18 năm qua, có một cháu gái tuổi 16 và một cháu trai sắp sửa xong tiểu học.  Hai người làm chủ căn nhà mới nhiều tiện nghi, ấm cúng, lịch sự trong một khu dân cư khang trang sang trọng.  Lợi tức hàng tháng của hai người có thể ổn định được tất cả những “bills” hàng tháng, từ tiền nhà, tiền xe cộ đến tiền học hành của con cái, tiền giúp đỡ thân nhân bên nhà.  Sau nhiều năm làm việc trong cùng một company, Ngân đă học hỏi được nhiều khả năng chuyên môn, tạo được một thế đứng khá vững, đă thành h́nh được mạng lưới để củng cố nghề nghiệp của ḿnh; đàng khác Ngân thích thú những ǵ đang làm.

      Hai vợ chồng cảm thấy ở vào cái ṿng đối thoại không lối thoát; cả hai ba tuần lễ, mỗi buổi tối, một vấn đề. Có khi câu chuyện xoay quanh tài chánh:

      - Anh nghĩ là khả năng của em có thể kiếm việc tại địa phương.

      - Em đă gửi đi cả trăm resume, cả tháng nay rồi, chỉ nhận được 20 thơ cám ơn; đă đi cả chục cái “job fair”, không chỗ nào nhận. Em không đi làm, cách chi ḿnh trả tiền nhà đây ?

      - Cứ tạm rút tiền tiết kiệm trả một thời gian.

      - Anh nói như ḿnh có tiền rừng bạc bể?

      - ???

      Khi khác câu chuyện xoay quanh con cái:

      - Anh nhớ con bé Thơ, bạn cùng lớp với con gái ḿnh ? Bố nó phải đi làm xa cả năm nay, một tháng về thăm nhà một lần. Con Thơ sao có vẻ bụi đời quá, từ mái tóc cho tới quần áo; thậm chí con nhỏ ấy c̣n dùng son phấn nữa!

      - Anh có nhận thấy như vậy. Nỗi bận tâm nhất của anh là con cái ḿnh. Thằêng Trí có lẽ OK, nhưng con Tâm, tuổi 16, tuổi lăng mạn, mơ mộng, yêu đương, và peer pressure… Anh th́ không gần gũi cởi mở với con bằng em.

      - Ḿnh có điện thoại mà! Em có thể gọi nói chuyện với con mỗi buổi tối!

      - Anh có nghĩ là ḿnh nên có ư kiến của các con? Gia đ́nh cùng đặt vấn đề để xem cảm nghĩ của hai đứa ra sao.

      - ???

      Hai vợ chồng rơi vào trạng huống lấn cấn nhất là khi phải đề cập tới khía cạnh liên hệ t́nh cảm của hai người: t́nh cảm nhớ thương xen lẫn cái bâng khuâng về ḷng chung thuỷ.

      - Cũng ba bốn tháng ǵ đó, hôm qua em mới gặp chị Lệ ở shopping center. Chị coi hốc hác thảm bại quá. Lư do là sau sáu tháng làm việc bên Việt Nam, Hưng đă cặp bồ với một cô gái Hà Nội. Khi mới rời nhau, ngày nào Hưng cũng gọi điện thoại về; rồi điện thoại thưa dần, tới lúc ngưng hẳn. Tội nghiệp Lệ, bây giờ nó như người mất hồn. H́nh như đàn ông nào cũng vậy, “xa mặt cách ḷng”.

      - Thực sự th́ người đàn bà nào cũng thấy “cỏ bên kia đồi vẫn xanh hơn”. Sự đa cảm, sự mơ mộng và nhẹ dạ của các bà mang đến nhiều đổ vỡ. Em nhớ anh Việt, người có đứa con gái học cùng trường với thằng Trí nhà ḿnh. Vợ anh Việt làm marketing cho Johnson & Johnson hơn năm nay và thường xuyên phải travel đây đó. Vợ chồng Việt trong t́nh trạng “cơm chẳng lành, canh không ngọt” mấy tháng nay v́ những cú điện thoại to nhỏ t́nh tứ ǵ đó của vợ…

      - ???

      Ngân miên man nghĩ tới mẩu đối thoại của hai vợ chồng trước khi quyết định đi làm xa. Những mẩu đối thoại tương tự như thế thường xuất hiện trong trường hợp như sáng nay, khi khó ngủ hay khi chợt tỉnh giấc. Nó đến như một lời cảnh giác, nhưng cũng là một nỗi lo sợ. Ai dám chắc là chuyện xảy ra cho người sẽ không xảy đến cho ḿnh. Cảm nghiệm không vững tâm về một hoàn cảnh nào đó đặt Ngân trong t́nh trạng “báo động”. Trong một lần vợ chồng điện đàm, Khánh cho biết con Tâm bây giờ sau khi ăn cơm tối hay đóng cửa pḥng ở trong đó một ḿnh, chẳng biết con làm ǵ. Thực ra từ ngày Ngân đi làm xa, gia đ́nh h́nh như vắng bóng sinh khí: ăn xong, ba bố con lầm lũi làm chuyện mỗi người cần làm để chấm dứt một ngày sống. Khánh hờ hững xem vài màn trên TV, Tâm và Trí về pḥng làm home work, rồi đêm lặng lẽ đến trong giấc ngủ mỗi người. Tâm vốn không tâm t́nh nhiều với ba, vắng bóng mẹ, h́nh như Tâm càng rút vào nội tâm hơn. “Đóng cửa pḥng và một ḿnh trong đó” là dấu chỉ vô t́nh của một hành vi tâm lư. Tuy nhiên nhu cầu con người, nhất là của cô gái mới lớn, là muốn được lắng nghe, được cảm thông, được liên hệ với. Vắng Ngân có lẽ Tâm cũng phải t́m một “channel” nào đó thôi, không thể “đóng cửa hoài”.

      Những ǵ đang thay đổi cho gia đ́nh? Sự thay đổi ảnh hưởng ǵ cho sự an vui hạnh phúc của gia đ́nh? Có phải sự kiện xa-nhà-năm-ngày mỗi tuần lễ đă làm giảm đi hay làm biến thái ư nghĩa gia đ́nh? Khánh cho biết ba bố con chẳng muốn nấu nướng ǵ, ăn cho qua bữa, cho xong chuyện. Ngân nhớ hồi ba bị đi cải tạo, má vẫn sắp một bộ chén đũa và một chỗ ngồi cho ba, má vẫn nói các con “mời ba xơi cơm”. Những ngày đầu mẹ con nuốt cơm trong nước mắt. Ai cũng cảm thấy một sự thiếu hụt, trống trải, một bức tranh không toàn vẹn.

      Hồi đó mẹ thích ngâm nho nhỏ bài ca “Ḥn Vọng Phu”. Ngân bật cười nhẹ khi câu chuyện mẹ kể hồi xưa chợt đến. Mẹ kể rằng “Có đôi vợ chồng trẻ. Chồng theo lệnh vua đi đánh giặc khi cậu con trai mới trong bụng mẹ được sáu tháng.

      Người mẹ nói cho con nhiều về cha nó mỗi khi nựng con đi ngủ lúc đêm về. Mỗi lần đứa con hỏi cha đâu, người mẹ chỉ chiếc bóng trên tường, bảo “cha con đó”. Có lần hai mẹ con đang chơi ngoài sân, chồng nàng trở về; người mẹ bồng con tới vừa trao cho chồng vừa nói với con “cha con đó” .

      Đứa bé cố tránh ṿng tay của “người lạ” trả lời “bố con chỉ về ban đêm thôi mà”.

      Khi xa nhau, người thân có thể thành kẻ lạ; người xa lạ biết đâu trở thành người thân. Mỗi sáng Thứ Hai và chiều Thứ Sáu Ngân đă nhận ra một số khuôn mặt cùng đi và cùng về trên cùng một chuyến bay với ḿnh. Họ trở thành quen nhau và vui vẻ chuyện tṛ. Một lần, Ngân nghỉ một ngày Thứ Sáu để dự buổi tŕnh diễn văn nghệ của trường, Tâm có phần đóng góp. Khi tới phi trường sáng Thứ Hai, một chàng tiến đến chào hỏi và đề cập tới sự vắng mặt của Ngân trong chuyến bay chiều Thứ Sáu. Thế rồi những chuyến bay kế tiếp, anh chàng này đứng sẵn như hẹn ḥ như chờ đợi. Ngân kể lại cho chồng như một chuyện vui; Khánh chỉ cười không nói.

      Một con chim tuyết chợt đậu trên cành cây khô bên của sổ rồi chợt bay đi. Ngân bắt gặp ḿnh thở dài. Tại sao đang không một thân một ḿnh nơi đây trong căn gác trọ? Cái ǵ quan trọng hơn trong đời ḿnh, cho gia đ́nh ḿnh? Tại sao có chồng có con, mà một tuần năm ngày lại “đi sớm về khuya một ḿnh”, một “căn nhà nhỏ đi về có nhau” hay một “ngôi biệt thự đi về vắng nhau”? Đi về với sự vồn vă của chồng, trong tiếng cười đùa của con hay đi về trong sự tẻ nhạt, câm nín của căn gác trọ; cũng chẳng phải đi về có nhau với khách bên đường? Đâu là giá trị cuộc đời? Không lâu nữa, Tâm rồi Trí sẽ có những bận rộn riêng của chúng, chúng sẽ không c̣n trong biệt thự. Tại sao ḿnh lại để mất đi thời giờ có thể có bên con? Thời-gian, T́nh, Tiền, T và T?

      Nhạc báo thức từ chiếc cell phone cắt đứt ḍng suy tư và cảm nghiệm phức tạp. Đến giờ đi làm. Đường hôm nay sẽ trơn hơn, gió sẽ lạnh hơn, Ngân biết hôm nay sẽ là ngày không mấy productive!

       

  • TÂM SỰ CỦA CHA

      Này con trai yêu dấu,

      Cái ngày mà trong mắt con, cha đă là một người già tuy thực tế cha chưa đến đoạn đường này đâu) con hăy kiên nhẫn và hiểu cho cha. Nếu cha có ăn uống rơi văi, không tự mặc được quần áo, con hăy đừng nóng giận.  Hăy nhớ lại thời gian chính cha đă dạy cho con làm những việc này.  Nếu khi chuyện tṛ với con, cha cứ lập đi lập lại cả ngàn lần một câu chuyện, đừng ngắt lời cha mà hăy lắng nghe.  Ngày con c̣n bé dại, cha đă đọc cả ngàn lần một trang sách cho tới khi con say ngủ.  Khi cha không muốn đi tắm con đừng nhạo báng, đừng gắt gỏng hay mắng mỏ cha.  Hăy nhớ lại cái thời cha phải đuổi theo con với cả ngàn lời dỗ dành để con chịu cho tắm.  Khi con thấy cha dốt quá chẳng hiểu ǵ về kỹ thuật mới của thời hiện đại, hăy cho cha có đủ thời gian và chớ cười chế diễu.  Cha đă dạy cho con làm bao nhiêu điều tử tế: ăn uống đàng hoàng, quần áo tề chỉnh, đối phó với đời ...

      Khi cha, một lúc nào đó, quên quên nhớ nhớ giữa chừng câu chuyện, hăy cho cha có đủ thời giờ để nhớ lại.  Nếu cha không thể nào nhớ được, đừng nóng nảy bởi lẽ điều quan trọng nhất không phải câu chuyện mà chính là v́ cha muốn được ở gần con và được con lắng nghe.
      Nếu có lúc nào cha không muốn ăn, đừng bắt buộc cha v́ cha tự biết lúc nào phải ăn và lúc nào không.  Khi đôi chân mỏi mệt của cha không cho phép cha cất bước, hăy đưa cánh tay cho cha, cùng một cách như cha đă vịn cho con tập đi những bước dầu đời.

      Và khi, một ngày nào đó, cha nói với con cha không muốn sống nữa, cha muốn chết, con hăy đừng giận. Một ngày nào đó con sẽ hiểu ... Hăy cố mà hiểu rằng ở tuổi của cha, không c̣n là sống nữa, chỉ là lây lất tồn tại đó thôi.  Một ngày nào, con sẽ khám phá ra rằng mặc dầu lỗi lầm, cha luôn luôn mong mỏi điều tốt nhất đến với con, dọn sẵn đường cho con đi.  Con chớ buồn giận hay cảm thấy bất lực khi cha ở gần con.  Con cần ở bên cạnh cha, cố mà hiểu cha và giúp đỡ cha như cha đă làm khi đưa con vào đời.

      Hăy giúp cha bước đi, giúp cha chấm dứt cuộc lữ hành với t́nh thương và ḷng kiên nhẫn.  Cha sẽ đền trả con một nụ cười và bằng t́nh thương bao la mà cha măi măi dành cho con.

      Cha yêu con vô cùng, này con trai của cha .

      (Theo Phụ nữ gia đ́nh )

       

  • CÁCH ỨNG XỬ KHI CHỒNG NGOẠI T̀NH

      Vợ cũng có một phần lỗi khi chồng ngoại t́nh.

      Khi người đàn ông của bạn đi 'lạc đường', đó là dấu hiệu nguy hiểm cho cuộc hôn nhân. Nhưng bạn không muốn ly dị, hy vọng anh ấy sẽ hồi tâm chuyển ư quay trở lại tổ ấm. Vậy bạn cần áp dụng những bí quyết sau để cứu văn t́nh h́nh bi đát này.

      Kiên nhẫn. Tin hay không tin nhưng cách tốt nhất để chồng bạn quay lại là sự tha thứ của người vợ. Ḷng bao dung độ lượng của phụ nữ có thể khiến người đàn ông cứng rắn nhất cũng phải mủn ḷng. Hăy tỏ ra bạn vẫn quan tâm tới anh ấy, ngay cả khi chồng bạn không cảm thấy ḿnh có lỗi. Điều đó sẽ khiến chồng bạn nhận thấy vợ luôn ở bên anh ấy. Bạn vẫn đang thực hiện đúng như lời thề trong ngày cưới: "Dù hạnh phúc hay khổ đau vẫn luôn bên nhau...". Với cách ứng xử này của bạn, người chồng sẽ thấy hành động phản bội vợ của anh ấy thật tồi tệ.

      Từ bỏ những ám ảnh về chuyện ngoại t́nh. "Tại sao anh ấy phải làm như thế? Sao anh ấy có thể quan hệ chăn gối với người phụ nữ không phải vợ ḿnh? Họ quan hệ với nhau thế nào nhỉ?...". Nếu bạn cứ tiếp tục với hàng núi câu hỏi tương tự như vậy, th́ sẽ chỉ khoét sâu vào nỗi đau của ḿnh. Nó sẽ càng khiến bạn rối bời và như thế sẽ không có hành động sáng suốt được.

      Để anh ta biết nỗi đau đó như thế nào. Nó cho anh ta biết về sự đau đớn mà vợ đang chịu đựng. Nó đang giày ṿ tâm can, khiến bạn cảm thấy hoang mang, lo sợ. Bạn bị mất niềm tin vào t́nh yêu, vào cuộc sống... Sẽ là rất tốt nếu chồng bạn lắng nghe những điều đó, v́ ít nhiều anh ấy có lỗi v́ là người gây ra chuyện đó. Việc ǵ sẽ xảy ra nếu chồng bạn không muốn nghe? Lúc này, bạn cần hỏi lại ḿnh, xem có thực sự muốn anh ấy quay lại không? Dù sao bạn cũng nên cố gắng thử xem.

      Chăm sóc, làm mới bản thân bạn. Đàn ông rất lạ lùng. Họ có nhiều hơn những ǵ bạn có thể điều khiển, nhiều hơn bạn ao ước về họ. Sự phản bội vợ có thể bởi do quẫn trí làm liều hay ham của lạ, thậm chí có thể do có điều ǵ đó thất vọng ở vợ. Một người đàn ông ngoại t́nh từng tâm sự: "Nếu như cô ấy quan tâm đến bản thân ḿnh, nhiều hơn th́ tôi đă không phải t́m đến người phụ nữ hấp dẫn, quyến rũ hơn". C̣n có chàng lại biện minh: "Cô ấy quá cứng nhắc, khuôn mẫu. Ngay cả chuyện vợ chồng cũng vậy. Làm sao có thể sống măi với cái máy như thế". Điều đó cho thấy nếu bạn không chăm lo cho bản thân, không chịu làm mới ḿnh th́ không những người đàn ông của bạn chỉ bỏ đi mà họ c̣n không muốn quay về nữa.

      Phương pháp giành lại. Từ giây phút phát hiện chồng ngoại t́nh, phần lớn phụ nữ bị shock rồi làm ầm lên để thỏa măn cơn giận dữ, tự ái. Sau đó là "tôi muốn biết tất cả, từng chi tiết" để giải tỏa những ám ảnh của chuyện ngoại t́nh. Họ dằn vặt bản thân, dằn vặt chồng, người thân. Mọi việc đă xấu lại càng xấu hơn.

      Người đàn ông của họ cảm thấy chán nản và muốn bỏ đi ngay lập tức. Chuyện đổ vỡ tất yếu xảy ra. V́ vậy, giải pháp tốt nhất ngay sau khi phát hiện chuyện ngoại t́nh của chồng là bạn phải hết sức b́nh tĩnh. Điều này sẽ giúp bạn sáng suốt trong cách cư xử, t́m được phương pháp tối ưu giải quyết sự việc. Hăy b́nh tĩnh hỏi han anh ấy thật nhẹ nhàng để t́m ra nguyên nhân. Cần phải biết nhận lỗi để có lời xin lỗi đúng lúc. Nói cho anh ấy biết bạn buồn và đau khổ thế nào khi bị phản bội. Nhưng không phải bằng cách nói ch́ chiết, dằn vặt anh ấy mà hăy nói bằng t́nh cảm chân thành của bạn. Anh ấy sẽ hiểu và sẽ nh́n nhận lại mọi việc mộ cách công bằng. Một chuyên gia tư vấn gia đ́nh khuyên rằng: "Chuyện ngoại t́nh sẽ không xảy ra nếu họ biết ngăn ngừa nó như thế nào. Chỉ khi họ biết ngăn ngừa nó như thế nào mới biết phải chữa trị nó ra sao". Như vậy ngay từ ban đầu ban cần phải biết vun đắp, nuôi dưỡng cuộc hôn nhân của ḿnh để nó không những được tồn tại mà c̣n phát triển tốt đẹp nữa.

      (Theo Thế Giới Phụ Nữ)

       

  • HỘI CHỨNG NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH

      Bác sĩ Nguyễn Ư Đức

      “Kinds words can be short and easy to speak,
      but their echoes are truly endless"
      Mother Teresa

      Sách Thần Y Hoang Đường Cổ Bản có ghi vắn tắt về Hội chứng như sau: “Đây là chứng bệnh của người ướt miệng, mỏng môi, lưỡi không xương. Khi hớt lẻo th́ mắt la mày lét, ngó trước ngó sau với nhiều tà ư; x́ xào to nhỏ vào tai người nghe. Khi dối trá tới cao độ th́ tim đập nhanh, hơi thở rộn ràng, cặp mắt láo liên gian dối. Dối riết thành kinh niên, bất trị. Trưởng Lăo Danh Y đề nghị phương thuốc “Á Khẩu Liệt Dương Hoàn” hoặc “Mặc y dối măi thành điên cho rồi”.

      Con người đang sống vào thời đại với kỹ thuật truyền thông nhanh và mạnh nhưng sự giao tế giữa người với người có vẻ ít phần t́nh cảm. Bi kịch xă hội dường như khuyến khích những lời nói làm tổn thương người khác.

      Trên diễn đàn công luận, những mẩu chuyện tào lao không có xuất xứ được nhiều người để ư. Đến nỗi một cựu Giám Đốc Báo chí Bạch Cung phải lên tiếng rằng “ Không ai tin lời nói của phát ngôn viên chính thức nhưng mọi người đều tin nguồn tin đưa ra từ kẻ không tên”

      Có ư kiến cho rằng gossip không những đă trở thành một sinh hoạt của con người mà lại c̣n là một món hàng có giá. Truyền thanh, báo chí, truyền h́nh và ngay cả trên internet đă có biết bao nhiêu gossip đủ loại, thực giả về mọi người, từ những danh nhân tới người không tên tuổi. Và ai cùng ṭ ṃ muốn nghe, muốn đọc. Rồi tự do “mao tôn cương”. Với các cụ ta th́ “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngày nay th́ trước khi bàn chuyện doanh thương, quốc gia đại sự, thiên hạ có mươi phút mách lẻo chuyện người.

      Giám Đốc Irvin Kassof của tổ chức Words Can Heal cho hay Mách Lẻo làm tổn thương cả triệu người Mỹ mỗi tuần lễ. Tổ chức này hiện đang quảng bá một chiến dịch để giảm lạm dụng ngôn từ, cải thiện dân chủ, tạo sự tương kính giữa người với người và mang lại uy tín cho đất nước.

      Theo kết quả thăm ḍ ư kiến của Luntz/Lazlo cho tổ chức Words Can Heal ngày 17-21 tháng 8 năm 2001 th́: 117 triệu người Mỹ nghe hoặc chia sẻ gossip về người khác ít nhất một hoặc hai lần trong tuần; 51 triệu nhận là nói điều không hay sau lưng người khác một-hai /tuần; 63 triệu người cho hay người khác nói xấu về ḿnh một-hai lần tuần; 68% nói gossip là một vấn nạn tại trường học; 79% tại nơi làm việc; 80% trong chính trường; 84% trong tin tức truyền thông.

      Đọc lại Luân Lư Giáo Khoa Thư thấy câu chuyện đáng suy gẫm sau đây: “Anh Nhị nghỉ học một ngày. Hôm sau đến trường nói dối thầy rằng: “Hôm qua con sốt, không đi học được”. Nghiêm ngồi ở cuối lớp, muốn làm cho Nhị phải phạt, đứng dậy mách rằng: “Thưa thầy, anh Nhị nói dối đấy ạ, hôm qua con trông thấy anh ấy đi câu với một người nữa ở ngoài bờ sông.” Thầy giáo ngoảnh lại mắng Nghiêm rằng: “Tao có hỏi mày đâu, mà mày nói? Thằng Nhị nói dối, có tội đă đành, nhưng mày mách lẻo như thế th́ mày là đứa vô hạnh”. Cả lớp nh́n Nghiêm ra dáng khinh bỉ lắm. Nghiêm thẹn đỏ mặt, cúi gầm đầu xuống”. Tác giả kết luận: “DDứa trẻ hay mách lẻo làm cho anh em bạn phải phạt là đứa trẻ bụng dạ hèn mạt, làm điều đáng khinh bỉ. Ta không nên mách lẻo”.

      Đó là bài học đời xưa, bên ta. Mới đây, bên Mỹ, đọc trong tạp chí The Opral Magazine, thấy người nghệ sĩ tài danh Opral Winfrey có tâm sự rằng: “Bản thân tôi đă biết những lời nói tiêu cực đó có hại như thế nào. Ngay từ khi mới vào nghề, các báo lá cải đăbắt đầu tung ra vô số điều không thực về tôi. Tôi choáng váng và cảm thấy bị ngộ nhận quá nhiều. Và tôi đă hoang phí nhiều sức lực để lo nghĩ rằng không hiểu mọi người có tin ở những điều mách lẻo đó không. Tại sao họ lại có thể in những lời lẽ vu vơ như vậy nhỉ? Tôi phải tự chiến đấu lắm mới không kêu từng người để phân trần và bào chữa.

      Đó là trước khi tôi ư thức được điều mà bây giờ tôi hiểu. Khi kẻ nào đó tung tin thất thiệt về bạn, xin hăy quên nó đi, đừng sa vào cạm bẫy. Dù dưới h́nh thức từ tin đồn lan truyền mọi nơi hoặc bàn tán phàn nàn của bạn bè, lời thêu dệt đều phản ảnh sự bất an của người khởi sự loan tin. Khi nói xấu sau lưng một người nào đó là họ muốn tỏ rằng họ mạnh nhưng thực ra th́ họ yếu kém, không giá trị, không có can đảm nói sự thực. Mách lẻo cũng nói lên cho bản thân đương sự và cho người khác biết họ là người không đáng tin cậy. Gossip có nghĩa là đă không có can đảm nói thẳng với người mà họ muốn thảo luận mà quay ra mách lẻo để hạ giá trị người ta, điều mà Jules Feiffer gọi là đă phạm một tội sát nhân nhẹ. Nói rơ ra, mách lẻo là một vụ giết người do một kẻ hèn nhát thực hiện. Chúng ta sống trong một nếp sống đầy những điều thêu dệt. Hôm nay anh ta mặc quần áo mầu ǵ; cô đó hẹn ḥ với kép nào; ai mới đây được nhắc nhở v́ quá lăng nhăng t́nh ái.

      Chuyện ǵ sẽ xẩy ra nếu ta tạo ra một gia đ́nh, một quan hệ bạn bè, một đời sống không mách lẻo chen vào?! Chúng ta sẽ rất ngạc thấy rằng ta sẽ có biết bao nhiêu th́ giờ để làm nhiều việc ích lợi, quan trọng khác thay v́ làm hại người ta. Sẽ có tràn đầy gia đ́nh ta với những chân t́nh mà bạn bè muốn tới và ở lại với ta mấy ngày. Và ta cũng nhớ rằng nếu lời nói có thể hủy hoại th́ cũng có sức mạnh hàn gắn” Và Opral đă làm theo lời khuyên của người bạn Maya Angelou: “Tôi tin là những lời nói xấu đều có một sức mạnh và nếu bạn để chúng xâm nhập vào gia đ́nh bạn, trong tâm trí bạn, trong đời sống bạn, chúng sẽ thao túng bạn. Những lời nói tiêu cực đó sẽ ngấm vào đồ đạc nhà bạn rồi vào da thịt bạn. Chúng là những liều thuốc độc”

      Vậy mách lẻo là ǵ mà ác hại thế nhỉ?! Theo tự điển Việt Nam, Mách là nói cho người khác biết điều ǵ; Lẻo có nghĩa nhanh mồm miệng nhưng không thật. Mách lẻo là nói hoặc bàn tán chuyện riêng tư củangười khác với người này người nọ, gây nghi kị mất đoàn kết- Ư kiến chung cho mách lẻo là nói bất cứ điều tiêu cực, đúng hoặc sai của một người cho người khác nghe. Nhiều người nghĩ khi nói tốt về người nào đó th́ cũng tốt đi.. Nói như vậy th́ hợp pháp và không sao nhưng vẫn là ngồi lê mách lẻo và không đúng quy tắc xử thế.

      Theo Lisa Kirk, người mách lẻo chuyên môn đưa chuyện người khác; kẻ vô duyên chỉ nói về ḿnh; người lịch duyệt th́ nói nhiều về bạn. Jack Canfield, tác giả loạt sách The Chicken Soup for the Soul góp ư “Bằng cách nghĩ và nói tốt về người khác, mỗi chúng ta sẽ là vật xúc tác cho các cảm nghĩ tốt về ḿnh, tăng niềm vui cho người và khích lệ sự hài ḥa xă hội. Nhưng buồn thay, những lời tiêu cực về người khác, trước mặt hoặc sau lưng đều đưa tới sự băng hoại, sự mất vui, làm đau ḷng mọi người. Dù lời hớt lẻo có là sự thực chăng nữa th́ khi đi rêu rao, ta đă hạ phẩm giá của ta, của người và của tập thể”.

      Cách ngôn Tây Ban Nha có câu “Ai mách lẻo với bạn th́ họ cũng mách lẻo về bạn”

      Trong Thánh kinh ta học được: “Nói sai sự thực có chủ ư làm hại thanh danh của người khác là kẻ mách lẻo- Thượng Đế rất buồn ḷng đối với kẻ nói xấu sau lưng người khác”.- Psalms 101:5. Và “Biết điều riêng tư dù đúng hay sai của một người mà vội vàng kể cho người khác nghe là kẻ ngồi lê đôi mách” - Proverbs 11:13.

      Ngũ Giới là cơ bản đạo đức của người Phật tử với điều Bốn: Không Nói Dối, nói trái với sự thật để hại người, mưu cầu lợi cho ḿnh. Người nói như thế là mất cả ḷng nhân, không xứng đáng là một Phật tử. Sao lại Ngồi Lê (?).

      Ấy vậy mà tại sao người ta hay lăng ba vi bộ đưa chuyệnnhi??. Các nhà tâm lư, xă hội học và biết bao nhiêu sách báo đă t́m hiểu về chứng tật này, để coi tại sao hay lan truyền, tại sao có người thích nghe. Có người nói nó như là một thứ dầu bôi trơn các thành phần trong xă hội khi mọi người giao tế với nhau; hoặc v́ thế nhân đều bận bịu không có th́ giờ gặp nhau th́ cũng ṭ ṃ muốn biết xem người kia ra sao, có ǵ mới lạ không. Nói chung mục đích kẻ mách lẻo thường là:

      - Để chứng tỏ ḿnh là người giao thiệp rộng, thành thạo mọi sự việc;
      - Để nâng cao vai tṛ của ḿnh, hoặc lôi cuốn chú ư về ḿnh;
      - Để mua ảnh hưởng tạo cảm t́nh gắn bó với người khác;
      - Để tỏ tài dí dỏm của ḿnh về chuyện tào lao của người khác;
      - Để che đậy sự thiếu khả năng nói chuyện của ḿnh;
      - Để biểu lộ sự tức giận và trả thù đối với một người;
      - Để gieo rắc nghi kỵ giữa mọi người, hy vọng mang phần lợi cho minh
      - Để ḷe lại khi bị thất thế, uy hiếp;
      - Để giấu giếm sự ḿnh ghét người đó; v́ họ điên khùng- Proverbs 10:18; v́ họ không có việc ǵ để làm - Timothy 5:13

      Như một bệnh kinh niên, mách lẻo cũng đưa tới nhiều hậu quả xấu, cho nạn nhân. Và cho kẻ đưa tin. Trong mách lẻo có sự bội ước, loan truyền ư tưởng có hại tới danh dự của người khác có thể đưa tới tan vỡ hạnh phúc gia đ́nh, sự nghiệp, việc học của nạn nhân. Khi ta ngồi lê đôi mách là ta đă lấy đi cái quyền đáng lẽ được nói sự thực của người đó “Con người thường rất thích nghe chuyện thêu dệt, với cái vị ngọt và hậu quả cay đắng của nó. Những lời gossip giống như miếng trái cây ngon ngọt, nó đi lần vào nội tâm xâu nhất của con người” - Proverbs 18.8.

      Có người tự hỏi nếu đời không có gossip th́ tẻ nhạt biết mấy, sẽ nói ǵ với nhau bây giờ. Có người coi chúng như một thứ giải trí, đưa đà câu chuyện làm ăn. Nhưng nhiều khi cũng gây khó khăn giao tế, v́ nghe một người nói xấu về người khác th́ ḿnh lại tự hỏi bao giờ đến lượt ḿnh bị thêu dệt đây?!. Thế là giao tế trở thành dè dặt hơn.

      Câu chuyện một bà nọ truyền lan bịa đặt về một người đàn ông. Khi biết rằng ḿnh đă làm hại thanh danh người đó, nữ nhân xin lỗi và hứa làm bất cứ điều ǵ để bù đắp.

      Ông ta đưa cho bà một túi lông gà, bảo ra góc phố tung lông trong gió. Làm xong, nữ nhân hỏi như vậy đă đủ để tạ tội chưa. Sẽ đủ nếu bà lượm lại được hết lông. Chúng bay tứ tán khắp nơi, làm sao lượm lại được. Thưa rằng: những lời bịa đặt của bà đă gây ra những thiệt hại không lấy lại được cho tôi. Chẳng khác ǵ những cái lông gà đă tung đi trong gió không sao nhặt lại được.

      Muốn hóng chuyện người, hăy sẵn sàng khi ai đó mở đầu:
      - Này bà có biết chuyện ǵ xẩy ra cho con Xuân không?!
      - Mày có muốn nghe tin cuối cùng về vợ chồng con Bích không?
      - Tao muốn hỏi ư kiến mày về vụ ông xếp lăng nhăng vơi cô T́nh..
      - Này, tớ chỉ nói cho cậu nghe thôi đấy nhé..

      Mà không muốn nghe hoặc là nạn nhân th́ cũng dễ thôi. Bản tính nhiều người là thích đưa chuyện. Nhưng nên nhớ rằng mọi sự việc đều có mặt trái mặt phải; rằng dù chỉ là một chi tiết nhỏ cũng đủ làm hại người khác; rằng mách lẻo thường bắt nguồn ở sự không cởi mở. Ai trong chúng ta chẳng có một số lỗi lầm lớn nhỏ nào đó. Nói cho nhau hay để thông cảm, rằng ta cũng chỉ là con người th́ có thể giảm những soi mói, bâng quơ bóng gió về ḿnh. Có người cho là cứ Gossip với God là thượng sách. “Nếu thấy ai định nói lén về một người khác th́ chẳng nên nghe” -Timothy 5:19

      Tác giả”Words That Hurt, Words That Heal” Rabbi Joseph Teluskin : Gossip là một h́nh thức khủng bố bằng lời nói. Mà “ hủy hoại thanh danh của ai là phạm một tội sát nhân”. Cách hữu hiệu nhất để chứng tỏ điều đó là dối trá là đối diện với sự việc bằng việc làm của ḿnh; chạy trốn có thể bị hiểu nhầm là điều đó có thực”.

      Theo Mark Twain , “Cần hai người để làm tổn thương trái tim của ta: người lén lút nói xấu ta và người thuật lại hành động đó với ta”. Nếu có người hỏi có biết X nói ǵ về ḿnh không, th́ hăy can đảm trả lời: không biết và cũng không muốn nghe kể lại. Làm được như vậy th́ không những đời ta thanh thản hơn mà cũng cho kẻ đó hay ta không muốn nghe chuyện thị phi tào lao. Cho đỡ bực ḿnh.

      Và chờ Thượng Đế phán xét.

       

  • TAI HẠI CỦA VIỆC NÓI ĐI NÓI LẠI

      Oanh Thơ

      Người Ai Cập có câu cách ngôn: “The one who repeats an insult is insulting you”. Tạm dịch: “Một người lặp lại một lời lăng mạ của người khác cho bạn nghe, chính là người đang lăng mạ bạn”. C̣n người Việt Nam chúng ta th́ hay nhắc nhở nhau rằng việc “ngồi lê, đôi mách” là điều nên tránh tối đa, nhất là khi nghe một người nào nói với bạn rằng có một người thứ ba đă nói xấu bạn với cô ta hay với anh ta!
      Theo nhận xét của nhiều người và qua sự hiểu biết và kinh nghiệm của tôi là một phụ nữ, th́ phần lớn một cầu chuyện được truyền đi từ miệng người này đến tai người khác là do mấy bà đồn đăi ra với nhau, hơn là do mấy ông. Thêm vào đó, đôi khi, cũng cùng một số chi tiết nhưng câu chuyện khi được kể lại đă được thêm mắm thêm muối, hay cắt xén đi một chút, để phù hợp với cá tính của người kể và ư muốn của họ về câu chuyện đó. Tệ hơn nữa, người nói đi, nói lại có thể mang ư định làm hại người mà ḿnh thông tin.
      Thí dụ như tôi có người bạn kể lại rằng cô chấm dứt liên hệ với gia đ́nh chồng v́ những thành viên bên gia đ́nh chồng đă tiếp tục nói những điều không tốt về cô. Khi được hỏi làm sao cô biết được là họ nói xấu và có phải là chính cô đă nghe các “lời ong, tiếng ve” này không th́ cô lắc đầu bảo là cô chỉ được nghe người em họ của chồng kể lại. Như vậy, tôi cho rằng người mà cô bạn tôi nên giận phải là cái cô em họ đă “nói đi, nói lại” hay “nhiều chuyện” kia mới phải.

      Dĩ nhiên, suy nghĩ vừa rồi của tôi cũng chỉ có tính cách chủ quan nhưng may mắn thay một bài báo của bà Deborah Tannen, giáo sư về ngôn ngữ học của Georgetown University mà tôi đọc được trên tờ Good Housekeeping, đă hỗ trợ cho nhận xét của tôi khi giải thích rơ hơn cái câu cách ngôn ở trên về việc lời sỉ nhục được cố t́nh lặp lại.

      Bà Tannen viết rằng: “Nói một điều ǵ không tốt về một người thứ ba th́ khác xa việc nói thẳng điều này với người đó. Nếu cô A kể với bạn là cô B cho rằng bạn quá mập, bạn không thể nào đoán biết v́ sao họ lại đề cập đến bạn trong lúc chuyện tṛ. Bạn đoán ṃ có lẽ cô B là người khơi mào câu chuyện mập, ốm; thế nhưng có thể cô A là người có nhận xét về sức nặng của bạn và cô B đồng ư chỉ cốt để làm cho cô A hài ḷng.Thế là cô A lợi dụng cô B để bày tỏ ư kiến của ḿnh về bạn, và hướng sự giận dữ của bạn nhắm vào cô B.”
      Một thí dụ khác như gia đ́nh cô D đang sống hạnh phúc và khá giả. Điều này làm cô bạn tên C ganh tị và không thích. Một hôm, cô C kể cho cô D nghe là khi chồng cô D gặp chồng cô C, anh đă tâm sự là rất chán cô D v́ cô D lo đi làm việc mà không coi sóc nhà cửa ǵ cả. Tin lời cô C nên cô D hạch hỏi và gây gổ chồng cho dù anh một mực kêu oan. Từ đó, vợ chồng cô D có những bất ḥa xảy ra. Nhờ họ đi đến gặp cố vấn hôn nhân và được phân tích hướng dẫn, hai vợ chồng cô D mới ḥa thuận lại và biết được kẻ nói ra, nói vào chính là cô C. Từ đó, hai người không c̣n là bạn nhau nữa.

      Ngoài ra, khi chúng ta lặp lại một lời phê b́nh có tính cách chê bai th́ cho dù người kể lại có ư định tốt đi nữa th́ vẫn có thể khiến người nghe không thấy thoải mái tí nào cả.

      Bà Deborah Tannen kể lại câu chuyện của chính bà trước kia khi c̣n độc thân. Một người chị ruột kể lại là mẹ của bà Tannen thường tâm sự với chị là bà rất lo v́ thấy Tannen chưa có ư trung nhân. Bà mẹ cho rằng Tannen quá bận rộn với nghề nghiệp nên không có cơ hội gặp gỡ ai cả. Bà Tannen đă yêu cầu bà chị chấm dứt việc làm trung gian và nếu mẹ của bà muốn nói ǵ th́ nên nói thẳng với bà chứ không cần nói qua chị ấy.

      Theo bà Tannen, th́ lắng nghe một lời chỉ trích nhắm vào chúng ta do một người khác kể lại cũng giống như bị súng hăm thanh bắn trúng. Vết thương càng đau đớn hơn lên v́ kẻ xúc phạm ḿnh lại vắng mặt. Bên cạnh đó, nó c̣n làm cho bạn cảm thấy ḿnh bị tấn công khi bị đưa ra làm đề tài thảo luận.

      Nếu bạn quen biết với một vài người mà khi gặp bạn chỉ biết kể cho bạn nghe những chuyện xấu của người khác, hay lặp lại nhận xét không tốt của người vắng mặt về bạn, th́ bà Tannen khuyên bạn nên làm những điều sau đây:

      1/ Chận ngang người kể bằng câu nói: “Tốt hơn là ông, hay bà, đừng kể lại cho tôi nghe điều ǵ mà ông H. nói v́ ông ta không có mặt ở đây. Ông, bà chỉ nên nói ra những điều mà ông, bà suy nghĩ mà thôi.”

      2/ Nếu không chận đứng được mà phải lắng nghe v́ phép lịch sự th́ bạn có thể nói: “Tại sao ông, hay bà, lại muốn nói cho tôi nghe điều này?” Hoặc: “Làm sao ông, bà biết được là những điều ông, bà kể lại sẽ khiến tôi cảm thấy như thế nào?”
      Nếu bạn có thể nói thẳng như thế với những người “nói đi, nói lại” hay “ngồi lê, đôi mách” th́ bạn sẽ giới hạn cho ḿnh nhiều điều nhức đầu lắm đó, thưa bạn.

       

  • ĐỪNG

      * Đừng nên thờ ơ với những ǵ đă quá quen thuộc với bạn. Hăy giữ chắc lấy chúng như những ǵ quan trọng nhất, v́ sẽ có lúc bạn cảm thấy tiếc nuối khi những điều thân thuộc ấy mất đi.

      * Đừng hạ thấp giá trị của ḿnh bằng cách so sánh bản thân ḿnh với người khác. Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau.

      * Đừng măi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, v́ chỉ có bạn mới hiểu rơ những mục tiêu nào là tốt cho ḿnh.

      * Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là một tài sản vô h́nh và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời.

      * Đừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt. Ít nhất bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm.

      * Đừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ. Cả hai thứ ấy một khi đă qua đi hay thốt ra th́ không thể nào bắt lại được.

      * Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ v́ bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. bằng cách sống cuộc sống của ḿnh ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.

      * Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngay khi bạn đang bị bỏ rơi.

      * Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân ḿnh, chỉ cần tin là ḿnh có thể làm được và bạn lại có lư do để cố gắng thực hiện điều đó.

      * Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con người mới xác định được mức độ " giàu có" trong cuộc sống của ḿnh.

      * Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hăy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.

      * Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.

      * Đừng chạy trốn mà hăy t́m đến t́nh yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.

      * Đừng chờ đợi những ǵ bạn muốn mà hăy đi t́m kiếm chúng.

      * Đừng từ chối nếu bạn vẫn c̣n cái để cho.

      * Đừng ngần ngại thừa nhận rằng bạn chưa hoàn hảo.

      * Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức ḿnh, bạn mới học được can đảm.

      * Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản t́nh yêu đến chỉ v́ bạn nghĩ không thể nào t́m ra nó.

      * Cách nhanh nhất để nhận t́nh yêu là cho, cách mau lẹ để mất t́nh yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ ǵn t́nh yêu là cho nó đôi cánh tự do.

      * Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất ḿnh đang ở đâu và thậm chí quên ḿnh đang đi đâu.

      * Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.

      * Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dễ dàng.

      * Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.

      * Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành tŕnh mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá...

      * Đừng bao giờ cho là bạn đă thất bại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đă sụp đổ, v́ biết được thêm một điều mới mẻ th́ đó là lúc bạn tiến bộ rồi.

      * Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.

      * Đừng quên t́m cho ḿnh một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.

      * Và cuối cùng đừng quên ơn những người đă cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những ǵ bạn cần. Bởi v́ con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.

      Sưu tầm

       

  • VẾT THƯƠNG

      Một cậu bé có tính xấu là rất hay nổi nóng.

      Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng th́ hăy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.

      Ngày đầu tiên, cậu bé đă đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đă tập kiềm chế cơn giận của ḿnh và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của ḿnh th́ dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.

      Một ngày kia, cậu đă không nổi giận một lần nào suốt cả ngày.

      Cậu nói với cha và ông bảo cậu hăy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.

      Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé t́m cha ḿnh báo rằng đă không c̣n một cái đinh nào trên hàng rào nữa.

      Cha cậu đă cùng cậu đến bên hàng rào. ở đó ông nói với cậu rằng :

      "Con đă làm rất tốt, nhưng hăy nh́n những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đă không thể giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều ǵ trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong ḷng người khác. Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn c̣n ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quư. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm ḷng ḿnh cho con. Hăy nhớ lấy lời cha..."

       

  • KINH NGHIỆM HIỂU BIẾT

      Thiền sư Muju-trong cuốn Zen Flesh,Zen Bones - kể lại một câu chuyện tựa đề là Teaching the Ultimate, tạm dịch như sau:

      " Ngày xưa ở nuớc Nhật, người ta thường dùng đèn làm bằng nan tre, phất giấy mỏng bên ngoài, trong ḷng đèn thắp một ngọn nến, gọi là lồng đèn .

      Một đêm kia, có một anh mù đi thăm bạn, lúc ra về được bạn trao cho một chiếc lồng đèn để cầm theo . Anh ta cười ngất, bảo bạn:

      - Tôi không cần đèn, đối với tôi th́ sáng và tối cũng vậy thôi .
      Người bạn ân cần:

      -Tôi biết rằng anh không cần đèn để soi đường . Nhưng nếu anh không có đèn th́ người khác không trông thấy có thể xô vào anh .Cho nên anh hăy cầm lấy để người khác thấy anh mà né tránh.

      Anh mù đi chưa được xa lắm, bỗng có người chạy tới đâm xầm vào ḿnh .Anh giận quá, quát lớn:
      - Mắt để đâu mà không ngó đường ? Bộ anh không thấy cây đèn này hả ?

      Th́ người mới xô phải anh bèn cười mà rằng:

      - Cây đèn của anh tắt ngóm từ hồi nào rồi, anh ơi ! "

      Câu chuyện cho thấy khi anh mù nhận chiếc lồng đèn từ tay người bạn, tuy anh ta biết rằng chiếc lồng đèn ấy không thể soi đường cho anh, v́ anh mù, nhưng sẽ nhờ ánh sáng của chiếc lồng đèn ấy mà soi rọi được cho người khác, để họ tránh anh . Như thế anh đă tiếp nhận quan niệm của người bạn và chuyển hoá quan niệm ấy thành quan niệm của chính ḿnh . Tuy nhiên, anh không thể nào khắc phục được những yếu tố khách quan ngoại tại, lúc này khác lúc sau, trên bước đường đi về nhà, luồng gió đă thổi tắt ngọn đèn trong lồng mà anh vẫn cứ ngỡ rằng đèn c̣n sáng.

      Từ câu chuyện anh mù vừa kể, ta có thể suy ngẫm đến việc khi ta tự cho rằng quan niệm của ta là đúng, th́ ta dễ mạnh dạn chỉ trích việc của người khác mà ta cho rằng họ sai lầm . Trong thực tế nhiều khi quan niệm chấp truớc thông thường của ta đă bị hoàn cảnh biến hoá bất định làm cho sự đúng của ta chỉ là tương đối, đem áp dụng cho những hoàn cảnh khác th́ chưa chắc là người khác sai hay chính ḿnh sai.

      Tam Pháp Ấn của Phật giáo là " Chư Hành Vô Thường, Chư Pháp Vô Ngă, Niết Bàn Tịch Tịnh". Câu chuyện người mù ứng vào câu" Chư Hành Vô Thường" có nghĩa là tất cả các sự vật trên đời luôn luôn trong t́nh trạng biến hoá như những gợn sóng nhấp nhô, như hải triều, thoạt nh́n th́ thấy tựa hồ như nó đang trong trạng thái êm ả, nhưng thực sự th́ nó "hằng chuyển" lúc nào cũng đang hợp và tan, lúc nào cũng trong t́nh trạng biến hóa như ảo ảnh, như mộng huyễn.  V́ vậy, nếu ta thấu triệt nguyên lư " biến chuyển vô thường" của thế giới hiện tượng tương đối, không quan niệm mọi sự trên đời là "vĩnh viễn có thật", th́ tâm ta có thể sẽ được vắng lặng trong lành, sẽ giảm thiểu được nhiều nỗi buồn vô ích.  Nếu ta đem câu "Chư Hành Vô Thường" ra mà suy th́ vạn sự vạn vật trên đời này không món ǵ lại không đang biến đổi.  Nếu đứng trên phưong diện quản trị kinh doanh mà nói, một khi nghiệp vụ kinh doanh đang trong thời khó khăn, có lúc thấy như sức người không tài nào giải quyết được, th́ chúng ta cũng nên nhớ rằng mọi sự vật trên đời này đều là vô thường, tức luôn biến đổi không ǵ vĩnh hằng cả, mà đều hằng chuyển theo tâm ḿnh, cho nên sự cố gắng và thiện tâm của ḿnh có thể chuyển xấu thành tốt.

      Niềm tin là một sức mạnh, nên ta cần có sự tin tưởng vào khả năng và thiện chí của chính ḿnh, tin tưởng vào kết quả tốt nhờ thiện tâm của ḿnh . Nguời kinh doanh vẫn phải thông đạt lư lẽ và cố gắng thích ứng với nghịch cảnh, luôn tinh tiến không ngừng trong công việc, khả dĩ cải thiện hoàn cảnh và sáng tạo một tương lai tươi đẹp hơn trong một " niềm tin " sẽ thắng .
      .........

      Trích trong Việt Tide

       

  • NGHỆ THUẬT DẠY CON


      Đứa con là một tác phẩm nghệ thuật và cha mẹ là những nhà nghệ sĩ. Nghệ sĩ có tài trau chuốt, điểm tô, tác phẩm sẽ tuyệt hảo. Nghệ sĩ vụng về nhưng chịu khó, cố gắng gọt giũa uốn nắn, tác phẩm nếu không xuất chúng th́ cũng b́nh thường, dễ coi. Nhưng nếu người nghệ sĩ buông thả, không chịu để tâm chăm lo, săn sóc, để cho nó tự do phát triển, tác phẩm sẽ thui chột, chẳng ra… cái giống chi, có khi c̣n làm nghệ sĩ điên đầu nhức óc, nhiều khi đau khổ.

      Bởi quan niệm trên, nên gần trọn cuộc đời dạy con ḿnh, dạy con người, thu thập được đôi ba kinh nghiệm tác giả gửi tặng quư vị thanh niên mới lập gia đ́nh, gửi đến quư vị phụ huynh đang có vài ba tác phẩm nghệ thuật choai choai, mong sẽ giúp ích được quư vị phần nào trong việc dạy dỗ con cái, nhất là trong giai đoạn khó khăn của chúng ta hiện nay: gia đ́nh Á Đông sống trong xă hội Mỹ.

      1. Trước hết, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng: “Con c̣n nhỏ đâu hiểu ǵ, để lớn lên sẽ dạy bảo nó.” Không đâu! Quư vị con nít cũng đáo để lắm đây, ngay từ khi nằm trong nôi đă có khuynh hướng “bắt nạt cha mẹ”. Này nhé, một em hỏ nếu cứ bồng bế hoài trên tay, sẽ la khóc đ̣i bế, không chịu cho đặt xuống giường. Ngược lại nếu cứ cương quyết đặt trong nôi, ít bế ẵm, bé quen đi sẽ ít quấy khóc. Ai bảo là bé không hiểu ǵ ?

      2. Việc giáo dục con cái không phải là việc làm trong một ngày, một tháng, một năm, hoặc tùy hứng mà phải là một việc làm thường xuyên, liên tục ngày này qua ngày khác, từ khi con c̣n nhỏ mới bắt đầu tập đi, tập nói, cho đến tuổi trưởng thành.

      Các cụ ta có câu: “Bé không vin, cả găy cành” hoặc “Dạy con từ thuở c̣n thơ”. Cái cây mới mọc, thân mềm cành nhỏ, ta muốn uốn theo h́nh dáng thế nào cũng được, để lớn quá một chút, thân cứng cành chắc, làm sao mà uốn cho cành khỏi găy ? Đứa con cũng vậy, khi c̣n nhỏ đầu óc ngây thơ trong trắng, được cha mẹ uốn nắn dạy dỗ, chúng dễ ghi nhớ hơn. Chừng năm bảy tuổi, thói hư tật xấu đă nảy nở thành thói quen, sự dạy dỗ sẽ khó khăn gấp bội.

      3. Hăy dạy con với ḷng yêu thương êm ái. Hăy hết ḷng thương yêu và tận t́nh chăm sóc con. T́nh thương đó sẽ khiến tâm hồn con chúng ta được yên vui, b́nh tĩnh, không bị lạc lơng. T́nh thương đó sẽ an ủi và nâng đỡ con chúng ta mỗi khi chúng gặp khó khăn ngoài đời. Nhưng đừng lầm lẫn t́nh thương với sự nuông chiều mù quáng.

      4. Đừng nuông chiều con thái quá. Đứa trẻ được nuông chiều, muốn ǵ được
      nấy sẽ trở nên ích kỷ, đ̣i hỏi, không biết phải quấy, càng lớn càng gây khó khăn cho cha mẹ.

      5. Hăy dạy cho con biết bổn phận con em trong gia đ́nh. Ngay từ lúc c̣n nhỏ, hăy dạy cho con biết kính trọng, vâng lời, săn sóc, giúp đỡ cha mẹ, quư mến ông bà.  Lại cũng hướng dẫn cho anh chị em phải yêu thương nhau, nhường nhịn và chia sẻ cho nhau…

      6. Trong gia đ́nh phải có kỷ luật, một thứ kỷ luật xây dựng. Chúng ta phải ấn định giờ học, giờ chơi, giờ phụ việc nhà, giờ ăn, giờ ngủ… Hăy chỉ bảo con cái thật rơ ràng, bắt buộc con phải tuân theo kỷ luật gia đ́nh.

      7. Hăy cố gắng để th́ giờ với con: chơi đùa, nói chuyện với con, gây t́nh thân giữa cha mẹ con cái và cũng là tập cho con có tinh thần gia đ́nh.

      8. Phải công bằng với các con. Đừng yêu đứa này hơn đứa kia, đó là mầm mống chia rẽ giữa anh chị em, gia đ́nh sẽ kém vui.

      9. Hăy kiên nhẫn chỉ dạy cho con điều phải, sửa đổi cho con mỗi khi chúng phạm điều sai lầm. Con cái cần cha mẹ dạy bảo từ cách nói năng, cách đi đứng đến cách xử thế sao cho đúng th́ sau này khi ra đời chúng mới biết cư xử đàng hoàng.  Hăyluôn luôn khuyên con phải thành thật, tử tế với mọi người.  Muốn như vậy th́ chính ḿnh phải cố gắng làm gương tốt cho con noi theo.

      10. Hăy đối xử lịch sự với con. Hăy nói với con một cách ôn tồn ḥa nhă.  Đừng nên tiếc một lời khen hoặc một tiếng “cám ơn” khi con làm được một điều tốt hoặc một lời “xin lỗi” nếu quả thật điều ḿnh làm là không phải.  Đứa trẻ được đối xử lịch sự trong gia đ́nh sẽ biết cách đối xử lịch sự với người khác.

      11. Hăy biết “nghe” và chịu khó “nghe” con nói. Đứa con sẽ sung sướng khi thấy cha mẹ chịu dẹp bỏ quan niệm của ḿnh để nghe “ư kiến” của con.

      12. Hăy nhẹ nhàng khuyên nhủ con. Đừng la hét, đánh mắng, đừng nói nhiều quá, đừng nói dai quá, khiến đứa con quen đi, sẽ coi thường lời nói của cha mẹ, đôi khi c̣n sinh ḷng oán hận.

      13. Đừng bênh con một cách mù quáng. Nên sáng suốt hiểu rằng con ḿnh không sao tránh khỏi lầm lỗi. Khi con mắc lỗi phải răn đe, đừng dung túng che đậy, để chúng ỷ thế càng làm càn, mà người lănh hậu quả tai hại sẽ chính là ḿnh.

      14. Phải luôn luôn để ư đến ảnh hưởng bên ngoài, nhất là ảnh hưởng của chúng bạn.  Ảnh hưởng này càng gia tăng khi đứa con càng lớn.  Phải luôn luôn xem xét việc học hành của con, phải để ư từ cách ăn mặc, nói năng, giờ giấc đi về, đến những bạn bè mà chúng thường giao du. Nếu thấy có sự thay đổi khác thường, phải răn đe, sửa đổi, ngăn ngừa ngay.

      15. Hăy luôn luôn nhắc nhở con em đừng quên rằng chúng có một Tổ Quốc thiêng liêng, nơi đă sinh ra tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng: đó là Tổ Quốc Việt Nam.  Hăy tập cho chúng nhớ đến Tổ Quốc bằng cách nói chuyện cho con nghe về quê hương đất nước và dạy cho con nói tiếng Việt trong gia đ́nh.  Đó là những sợi dây vô h́nh, những chất keo thiêng liêng khiến gia đ́nh thêm vững bền tồn tại, và cũng nói lên sức trường tồn của dân tộc ta.

      Sau chót khi con đă lớn khôn, đủ tuổi trưởng thành, hăy dần dần trả tự do cho con, đừng răn đe cấm đoán như khi c̣n nhỏ, để chúng có cảm giác thoải mái khi sống gần cha mẹ. Nhất là khi con đă có gia đ́nh riêng, cha mẹ nên nhận thức là giai đoạn của ḿnh dă hết, và nên tự ư rút lui, đừng áp đặt ảnh hưởng của ḿnh lên con cái như khi chúng c̣n nhỏ, nhưng lại vẫn luôn luôn sẵn sàng bên con để giúp đỡ con khi chúng cần đến.

      Giáo dục con cái quả là một nghệ thuật: từ trẻ đến già lúc nào cha mẹ cũng là ḍng suối ngọt cho con t́m đến, lại c̣n là một bổn phận, một trách nhiệm, một cố gắng không ngừng. Công việc thật không dễ dàng, cũng có lúc gây cho ta nhiều lo âu buồn bực, nhưng rồi chúng ta sẽ được đền bù, chúng ta sẽ được vui sướng hănh diện v́ con.  Đó là phần thưởng vô giá cho chúng ta. Làm cha mẹ ai cũng chỉ mong có thế !

      Bà Thanh Thai

       

  • DẠY TRẺ EM CÁCH XỬ THẾ

      Ngô Thị Quư Linh

      Cách đây không lâu, nhân một buổi chiều xem tin tức trên đài truyền h́nh th́ thấy nói là lúc này nhiều trường Y-khoa quan tâm đến sự liên hệ giữa bác-sĩ và bệnh nhân nên các trường mở những lớp về bedside manner. Những người phụ trách môn bedside manner có lẽ muốn giúp các sinh viên Y-khoa cách đối đăi với bệnh nhân cho xứng với tư cách một lương-y.

      Một hôm khác, tôi có việc vào một ngôi trường Middle School. Ở giữa các hành lang, tôi thấy để những cái biển viết tay “Good manner is important” (xử thế lịch thiệp là điều quan trọng).  Tôi đoán là những lúc học sinh đổi lớp hoặc đi ăn trưa hoặc tan học, chắc là học sinh túa ra và xô đẩy nhau dữ lắm nên mới phải có những hàng chữ trên để nhắc nhở học sinh cư xử tử tế với nhau.

      Như thế ta thấy trong thời buổi này cách xử thế lúc nào cũng cần cả.  Mục đích của phép xử thế là để giúp cho sự liên lạc giữa mọi người trong xă hội được vui vẻ êm đềm.  Biết cách xử thế giúp cho những sự bất đồng được giải quyết một cách êm thắm trong gia đ́nh cũng như tại nơi làm việc và ngoài xă hội.  Tuy mỗi người mỗi tính, người th́ mau mắn, hay bông đùa, người th́ thâm trầm ít nói, cách xử thế cũng có thể điều hoà được tính t́nh của mỗi người, giúp cá nhân biết cách xử sự tế nhị theo từng trường hợp. Người lớn đối với người nhỏ, người dưới đối với người trên, những người bằng hàng với nhau, tuỳ địa vị mà cách xử thế cũng thay đổi.

      Con cái chúng ta muốn biết cách giao tế trong xă hội cần phải được tập dượt cho quen từ khi c̣n nhỏ th́ sau này lớn lên trẻ em mới có được sự tự tin trong việc giao tế. Phép tắc xử thế có thể được dạy từ khi c̣n nhỏ, ở tuổi nào cũng được, và càng lớn lên th́ biết cách xử thế sẽ trở nên một điều tự nhiên và dễ dàng. Trong mỗi gia đ́nh, những nguyên tắc về xử thế và cách giao tế được truyền đi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi đời lại truyền cho con cháu thành thói quen.

      Có con gây dựng cho con,
      Gọi là nối đức tổ tôn dơi truyền.

      Nhờ nền nếp phong nhă sẵn có trong gia đ́nh th́ con cháu lại có được tính cách phong nhă đặc biệt.  Thành thử ngày xưa khi người ta nói đến môn đăng hộ đối là có ư muốn thông gia với những gia đ́nh có sẵn nền nếp phong nhă và biết cách xử thế.

      Đông và Tây khác nhau trên nhiều phương diện mà riêng phương diện xử thế th́ lại cùng đồng ư với nhau. Ở trong trường học kể trên, ta đă thấy nhắc nhở câu “Good manner is important”.  Một danh ngôn Pháp cho rằng “La politesse est la fleur de l’humanité.  Qui n’est pas assez poli, n’est pas assez humain” (Lịch sự là đoá hoa của nhân loại. Ai chưa trau truốt đủ th́ cũng không chưa đủ làm người). Không phải chỉ người Âu Tây mới chú trọng đến cách giao tế trong xă hội.  Tiền nhân nước ta đă có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”.  Cách xử thế như một chất “dầu” giúp tô điểm cho cuộc đời chung, từ Âu sang Á, được trôi chảy êm ái và thú vị.

      Nay tôi ghi lại cách xử thế của dân tộc chúng ta từ xưa đến nay, từ trong gia đ́nh đến ngoài xă hội, để chúng ta học hỏi và truyền dạy lại cho con cháu cho xứng đáng với danh vị của một dân tộc có Bốn ngàn năm văn hiến.

      Người xưa đă có câu Uốn cây từ thuở c̣n non, Dạy con từ thuở con c̣n ngây thơ. Cha mẹ có thể dạy con từ tấm bé những phép xử thế trước khi chúng hiểu sự cần thiết của những việc ấy.  Trẻ con có thể thưa gửi, xin, xin phép, gọi dạ bảo vâng, cám ơn… trong những câu nói hàng ngày.

      Bảo vâng, gọi dạ, con ơi !
      Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
      Công cha nghĩa mẹ khôn đền,
      Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.

      Việc ǵ cũng phải dần dần dà dà.  Cha mẹ cần phải nhắc nhở con luôn luôn để con nhớ cách cư xử cho đúng.  Tuy nhiên, muốn dạy trẻ con ra thế nào th́ những bậc cha mẹ phải trước nhất làm gương cho con.  Cha mẹ không những là người thầy dạy đầu tiên mà c̣n là khuôn mẫu cho con cái noi theo, "Cha nào con ấy, Cha hiền con thảo".  Con cái dễ vâng lời cha mẹ nên khi cha mẹ chỉ bảo, con cái sẽ làm theo và những câu nói của cha mẹ nhập tâm con cái dễ dàng khiến trẻ con thường buột miệng nói những câu mà chúng đă từng nghe cha mẹ nói, "Mẹ dạy th́ con khéo, Bố dạy th́ con khôn".

      Không phải trẻ em chỉ tập đối xử tử tế với người ngoài gia đ́nh không thôi mà trẻ em cần tập cư xử tử tế với cha mẹ, anh chị em trong gia đ́nh trước tiên.  Có tập sẵn hàng ngày trong nhà th́ khi ra ngoài mới giữ được thói quen tốt, "Dạy con từ thuở lên ba, Dạy ăn dạy nói thực thà thảo ngay".

      Đối với cha mẹ, con cái phải tỏ ḷng kính trọng, nể nang, không nên gắt gỏng dù có chuyện bực ḿnh, "Liệu mà thờ mẹ kính cha, Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười".  Những lúc có thức ăn ngon hay món quà lạ th́ đem đến biếu cha mẹ để tỏ ḷng nhớ ơn cha mẹ chăm nom nuôi dưỡng, "Kính cha tấm lụa tấm là, Trọng cha tấm quà tấm bánh, Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, Giă gạo cho trắng mà nuôi mẹ già".  Buổi sáng thức dậy, gặp cha mẹ, nên chào hỏi cha mẹ; buổi chiều khi cha mẹ đi làm về, hoặc thấy cha mẹ đi đâu về cũng nên thăm hỏi; thấy cha mẹ đi làm hoặc đi chợ về th́ nên ra phụ đem các thức vào nhà; buổi tối trước khi đi ngủ, cũng nên đến chào cha mẹ.  C̣n như trẻ em muốn đi đâu chơi th́ phải xin phép cha mẹ, và khi dời nhà đi học hoặc đi chơi, đều nên chào cha mẹ trước khi đi cũng như khi về đến nhà.

      Đối với anh chị em trong nhà th́ nên giữ sự hoà thuận.  Hăy rủ anh chị em đi chơi cùng.  Hăy kể chuyện cho nhau nghe.  Không nghe lén chuyện cũng như không xem lén thư từ của người khác. Anh chị em nên tập chia xẻ và nhường nhịn nhau, "Em thuận anh hoà là nhà có phúc. Anh em như chân tay, anh nhường em kính".  Nếu anh chị em cần được giúp đỡ th́ nên sốt sắng làm ngay, "Chị ngă em nâng, Con một mẹ như hoa một chùm, Yêu nhau nên phải bọc đùm cùng nhau".  Nếu biết rằng ḿnh đă làm một lỗi lầm, th́ nên xin lỗi, "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

      Đối với họ hàng bên nội cũng như bên ngoại, th́ Bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái.  Găp họ hàng th́ nên đến chào hỏi.  Chú cũng như cha, d́ cũng như mẹ.  Với anh em họ, th́ nên đối xử tử tế như nhau, "Con chú con bác có khác ǵ nhau".

      Trong việc giao tế ngoài xă hội, điều cần nhất là sự lễ phép.  Trẻ em cần phải tập chào hỏi người chung quanh: đến trường th́ phải chào thầy cô dạy lớp ḿnh, chào bạn học, chào bố mẹ của những người bạn ḿnh, chào những người bạn của bố mẹ ḿnh, "Tiếng chào cao hơn mâm cỗ, Dao năng liếc năng sắc, Người năng chào năng quen".

      Không phải là người nhỏ mới lễ phép đối với người lớn mà người lớn cũng phải biết đối đăi người nhỏ hơn ḿnh.  Tuổi tác được dùng làm tỉ lệ cho sự kính trọng.  Người nhỏ tuổi bao giờ cũng phải kính trọng người hơn tuổi mà người hơn tuổi đổi lại cũng có tư cách khiêm nhường đối với người kém tuổi, "Kính lăo đắc thọ, Yêu trẻ, trẻ đến nhà, Kính già, già để tuổi cho".

      Nên nhường bước cho người lớn tuổi hơn vào pḥng hoặc lên cầu thang, mở cửa cho người già, bắc thêm ghế vào pḥng khi có đông người đến; thấy người nào cầm đồ đạc cồng kềnh hoặc nặng th́ mở cửa đỡ cho họ, "Lớn làm đỡ trẻ, khoẻ làm đỡ già".

      Trước khi làm thân với ai, phải nên chọn lọc kỹ càng v́ ít nhiều thế nào ḿnh cũng chịu ảnh hưởng của những người ḿnh giao tiếp, "Ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài, Gần mực th́ đen, gần đèn th́ rạng".

      Trong sự giao thiệp, cần có ḷng hỉ xả, có ḷng khoan dung với nhau, "Chín bỏ làm mười".  Ḿnh muốn kẻ khác nhân nhượng với ḿnh thế nào th́ ḿnh cũng phải nhân nhượng như thế với người khác, "Ai ơi chớ vội cười nhau, Cây nào là chẳng có sâu chạm cành".  Lúc nào gặp ai cũng nên tỏ ḷng ân cần nhă nhặn với mọi người, "Yêu người, người lại thương ta, Ghét người, người lại hóa ra ghét ḿnh".

      Cần phải giữ nét mặt tươi tỉnh, tập làm sao cho dung mạo biểu lộ ra những nét thản nhiên, vui vẻ, b́nh tĩnh và cố nén những sự buồn bă phiền ḷng, "Nhân hiền tại mạo, Trắng gạo ngon cơm". Mắt nên nh́n thẳng tự nhiên.  Trẻ con nên tập tính nh́n thẳng, khi nói th́ nh́n thẳng người đối diện, không nên nh́n đi chỗ khác, cũng không nh́n ai cḥng chọc.

      Trẻ em từ nhỏ nên tập nói năng sao cho vừa phải, không nói lớn tiếng như la hét cũng không nói nhút nhát nhỏ nhẹ quá không ai nghe được.  Giọng nói phải b́nh tĩnh, thong thả, không có giọng kiêu ngạo khinh đời, chê bai người khác, tránh những câu đùa bỡn vô ích, "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe".

      Những cách xử thế hăy c̣n nhiều, không thể kể hết ra được.  Nói chung là muốn biết cách xử thế cho tế nhị, được ḷng mọi người, ḿnh phải xem xét chung quanh, xem thái độ và cách cư xử của người khác để chỉ bảo lại cho con cái ḿnh.  Phụ huynh hăy nhớ khen ngợi con em và khuyến khích con em luôn luôn.  Hy vọng rằng khi lớn lên, con em sẽ cảm ơn cha mẹ đă có công chỉ bảo cho con em trở nên những người lịch thiệp và phong nhă trong xă hội.

      Trời sinh ra đă làm người,
      Hay ăn hay nói hay cười hay chơi.
      Khi ăn thời phải lựa mùi,
      Khi nói thời phải lựa lời chớ sai.
      Cả vui chớ có vội cười,
      Nơi không lễ phép chớ chơi làm ǵ.

       

  • NHỮNG ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG TRONG ĐỜI SỐNG CON CÁI

      LÊ MỘNG HOÀNG

      Ông bà ta thuở xa xưa đă có câu:
      “Chữ Nhẫn là chữ tương vàng
      Ai mà nhẫn được mọi đàng sướng thay”

      Để đề cao đức tính nhẫn nhục, nhường nhịn, thuận ḥa trong gia đ́nh, giữa vợ chồng con cái. Ngày nay trong xă hội cực kỳ văn minh tân tiến của nước Mỹ, việc ǵ cũng nhanh chóng, đốt giai đoạn: “làm nhanh, ăn nhanh, nói nhanh, học nhanh, đi nhanh, làm quen mau, yêu vội, cưới nhanh, ly dị gấp.”

      Các điều nầy khiến tâm tính con người cũng bị ảnh hưởng phần nào, dễ nóng nảy, dễ giận hờn và khó điềm đạm, trầm tĩnh.  Mới đây trong cuốn sách “Hạnh Phúc và Con Đường Tu Học” nhà văn Nguyễn Duy Nhiên có nêu lên kết quả cuộc thăm ḍ của một trường đại học với các em nhỏ. Người ta hỏi: “Các em muốn ǵ ở cha mẹ ḿnh. Phần lớn các em không cần quà, không cần được đi chơi, cũng không cần cha mẹ bỏ thời giờ ra với ḿnh… mà đa số các em chỉ muốn cha mẹ bớt lớn tiếng, bớt gay gắt, khó chịu với nhau sau mỗi ngày đi làm về”.  Đây là sự thật 100%, là mong ước của mọi đứa con, từ đứa nhỏ 3 tuổi đến đứa lớn 30.  Nếu mỗi người làm cha mẹ đều biết rơ rằng mỗi trận căi vă, cấu xé, la ré của bố mẹ đă để lại dấu ấn đen tối, u buồn trong tâm hồn ngây thơ, trong trắng của trẻ con th́ chắc họ sẽ “tập hít vào thở ra trong chánh niệm” hoặc nh́n vào chiếc nhẫn cưới đeo ở ngón tay để tập hạnh Nhẫn Nhục không đấu khẩu với người ḿnh thương, không phát ngôn bừa băi, kiềm hăm cơn giận để khỏi làm cho các con lo âu, buồn rầu.

      A - Cách Cư Xử Của Bố Mẹ Ảnh Hưởng Tới Con Cái

      Trong đời sống gia đ́nh cách xưng hô, ăn nói, cư xử giữa vợ chồng là một vở kịch sống sẽ được thu âm, thu h́nh trọn vẹn, một cách tự nhiên vào tiềm thức của con trẻ.  Trong tương lai tấn tuồng nầy sẽ được “tự biên, tự diễn” trong bối cảnh mới, với các thế hệ kế tiếp, thứ hai (con), thứ ba (cháu)… Chính v́ lư do ấy mà ca dao Việt Nam đă có câu:

      “ Dạy con dạy thuở c̣n thơ”.

      Từ buổi ban sơ, cặp tân lang tân giai nhân xưng hô với nhau bằng những ngôn từ âu yếm, đầy t́nh thân ái và kính nể (Anh/Em ơi, Cưng ơi, Ḿnh ơi).

      Dần dà với sự nới rộng của ṿng tṛn gia d́nh, với sự hiện diện của các tí nhau bé bỏng, vợ chồng sẽ gọi nhau bằng Ba/Má hoặc Bố/Mẹ hoặc Thầy/U, hoặc Ông nó, Bà nó. Dù sao đi nữa, tuy men nồng của T̀NH YÊU đă tỏa ra, phần nào phai nhạt với thời gian, với những nhọc nhằn cam khổ nhưng ḷng kính trọng vẫn tồn tại. Trong gia đ́nh một cặp vợ chồng ḥa thuận, cả hai người luôn luôn tránh các danh xưng không thanh tao, lịch sự như “Mày tao, mi tớ”ù hoặc “thằng cha khốn nạn”, “Con mẹ lắm lời” hoặc các câu chửi rủa “Mẹ nó, Cha mày” cho dù chỉ là lời nói đùa, vô tội vạ.

      Họ luôn nhớ câu: “Sơ kính như tân” (lúc ban đầu kính nể nhau như người khách).

      “Chồng kêu vợ dạ,
      Vợ gọi chồng ơi”

      hoặc

      “Chồng giận th́ vợ làm lành,
      Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê”.

      Trẻ con hàng ngày nghe và thấy ba mẹ nói năng với nhau từ tốn, tương thân, tương kính, các em sẽ tự nhiên cũng cư xử như vậy với người khác ở trường, trong xă hội và trong gia đ́nh mai sau. Tôi nhớ lúc con gái đầu ḷng của tôi lên 6 (1976), cháu học lớp 2 ở trường Mỹ, năm ấy chưa có trường dạy tiếng Việt, mỗi lần Ba cháu gọi “Lina ơi” cháu cứ trả lời: “Ya!” hoặc “Ừ” và không biết nói “Cám ơn” khi ai làm việc ǵ giúp cháu hoặc cho cháu vật ǵ. Không cách nào sửa ngay được v́ ban ngày tôi đi làm, đi học gởi cháu cho bà Mỹ hàng xóm giữ lúc cháu ở trường về (từ 3:30- 6:00 giờ chiều).  Các con của bà nầy không biết “Dạ”, không biết “Cám ơn” hoặc “Xin lỗi”.  Tôi lo ghê! Cứ đà nầy không cách nào thay đổi được th́ nguy to!

      Hai vợ chồng bàn với nhau: Hễ người nầy gọi người kia thay v́ “Dạ” nho nhỏ như b́nh thường th́ cố gắng Dạ to hơn cho Lina nghe. Hễ Lina gọi “Mẹ ơi” th́ tôi cũng Dạ luôn rồi nói” Mẹ ở chỗ nầy, con muốn ǵ? “.  Hễ Lina giúp được việc ǵ: Lau chén, quét nhà, lặt rau tôi đều nói “Cám ơn con”. Giữa hai vợ chồng, hễ ai xới cơm, pha trà, khuấy sữa hoặc giúp ǵ cho nhau, chúng tôi đều nói: “Cám ơn anh, cám ơn em” để cháu Lina nghe và thấy cho quen. Chúng tôi đồng ư tiếp tục thủ tục “cần thiết và quan trọng” nầy trong 8 tuần liên tiếp, sau đó cháu Lina thay đổi cách nói năng, ai gọi th́ “Dạ”, ai cho vật ǵ biết “Cám ơn” và biết “ Xin lỗi” mỗi khi có lỗi, và cháu giữ cách xử sự đó cho đến lúc lớn lên lấy chồng. Bây giờ các cậu và d́ của cháu hơi ngạc nhiên khi thấy Lina đă lớn- 32 tuổi- mỗi lần chào ai vẫn cúi đầu, ṿng tay như ngày c̣n bé 7-8 tuổi.

      Hú hồn là chúng tôi biết ứng biến kip thời và âm thầm thay đổi cách ăn nói của cháu qua cách cư xử của ba mẹ.  Có một lần anh bạn đồng nghiệp (dạy học) của chúng tôi đến nhà chơi, lúc ấy Lina đă 10 tuổi, khi nghe tôi nói: “Mẹ xin lỗi con”, anh bạn trợn tṛn mắt hỏi: “Tại sao mẹ mà lại xin lỗi con?”.  Sau đó tôi phải kể cho ảnh nghe về qui luật trong “tổ chim nhỏ” của chúng tôi. Ngày ấy tổ ấm nầy đă có 4 con chim, chim cha, chim mẹ và 2 chim con.  Trong tổ nhỏ nầy các con chim cười vui nhiều hơn la ré hoặc giận hờn. Nếu đă lỡ giận rồi th́ sẽ có một con chim sẵn sàng “Xin lỗi” hoặc bay ra ngoài để khỏi la ó om ṣm, nói lời thô lỗ cộc cằn v́:

      “ Lời nói chẳng mất tiền mua,
      Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau”.

      Ngoài các câu “Cám ơn, Xin lỗi, Dạ, Vâng” rất cần thiết trong đời sống gia đ́nh, các lời khen thưởng, khuyến khích thành thật cho những đóng góp của vợ chồng, con cái cũng hữu ích và có kết quả tích cực rơ rệt trong việc gieo rắc niềm vui cho cả nhà:

      “Mẹ nấu món canh chua nầy ngon quá!” hoặc
      “Ba xén bụi cây gọn gàng trông đẹp hơn trước nhiều”

      hoặc

      “Con dọn dẹp pḥng sạch sẽ trông mát mắt ghê!”

      Các con thường ngày nghe ba mẹ khen nhau, cảm phục nhau chúng sẽ vô t́nh bắt chước khen người yêu hay vợ chồng sau nầy.  Đây là những tặng phẩm T́nh Yêu vô giá v́ không thể mua được bằng tiền, và khi ta cho người khác với tất cả chân t́nh th́ họ sẽ trân quư nhận lănh.  T́nh thương nhờ vậy sẽ nẩy nở lớn thêm.

      Theo một cuộc thăm ḍ kinh nghiệm với hơn 500 “cặp vợ chồng cá nước”, hạnh phúc th́: “Chẳng phải cách căi nhau hợp lư mà số lượng nhiều hay ít của các trận đấu khẩu sẽ quyết định thời gian dài hay ngắn của cuộc hôn nhân”.

      Nếu trong gia đ́nh bố mẹ hay mắng mỏ, chỉ trích, nhục mạ lẫn nhau hoặc nói xấu bà con, bạn bè th́ chắc chắn các con cũng xử sự y hệt.  Một luật lệ rất nghiêm chỉnh trong nhà của Ba Má tôi, lúc tôi c̣n nhỏ, 7-8 tuổi, là: “Trong bữa cơm không được nói xấu bất kỳ ai, v́ theo ư Ba tôi chỉ trích người khác sẽ làm cho thực khách mất vui, ăn kém ngon.  Thay vào đó có thể kể chuyện vui cười hoặc việc ǵ lạ xảy ra ở trường, hoặc nghe Ba kể chuyện trên đài BBC”.  Bằng quy luật nho nhỏ nầy vô h́nh trung ba tôi đă khép chúng tôi vào khuôn khổ, không nói xấu người vắng mặt, tránh tội vọng ngôn, “Đèn nhà ai nấy sáng”, không xoi mói, ngồi lê đôi mách, phải lo tu sửa chính bản thân ḿnh.

      B - Bố Mẹ Không Tranh Dành Ảnh Hưởng Với Các Con

      Cả bố lẫn mẹ nên t́m cách biểu lộ cho các con biết rằng t́nh thương của Cha Mẹ là vô diều kiện, không có giới hạn, không thay đổi dù con nhỏ hay con lớn, dù con thành công hay thất bại trong đời, đúng với câu “ Cha mẹ thương con như biển hồ lai láng”.

      Mỗi lần nói chuyện hàng tuần với con gái hoặc con trai út khi chúng đi học xa nhà, tôi đều kết thúc câu chuyện bằng câu ;”Mẹ thương con nhiều lắm! hoặc Mẹ hôn con”. Có vài người nghĩ rằng điều nầy không cần thiết giữa những người ruột thịt thân thương, nhưng theo thiển ư của tôi th́ chẳng có đứa con nào lại không cảm thấy vui sướng khi được nghe bố mẹ nói “Ba/Má thương con nhiều” hoặc được Ba/Má hôn. Mẹ tôi đă 88 tuổi, mỗi lần nói điện thoại với tôi, đứa con gái hơn 60 tuổi đầu của bà vẫn không quên câu: “Má hôn con”.

      Trong một số gia đ́nh người cha hoặc người mẹ âm thầm t́m cách mua chuộc cảm t́nh của con cái bằng các tặng vật đắt giá hoặc vung tiền bạc cho con tiêu xài phung phí.  Thật t́nh mà nói, đây là một hành động tiêu cực, làm lệch cán cân gia đ́nh, khiến t́nh đoàn kết giữa vợ chồng con cái bị sứt mẻ.  Nếu đi kèm với cách ưu đăi quá ư hậu hĩ của Mẹ hoặc của Ba là vài câu châm chọc:

      “Mẹ cho con sắm áo quần thả cửa, ăn diện theo ‘mốt’ mới chứ ba mầy th́ đừng ḥng, ổng ‘kẹo’ quá chừng!” Hoặc “Ba muốn cho con đi đây, đi đó c̣n Má th́ muốn giam con trong xó bếp mà thôi!”

      Cách o bế con cái xé lẻ, riêng rẽ nầy chẳng có ảnh hưởng tích cực nào trong việc bồi dưỡng giáo dục các đức tính tốt: tự lập, biết giá trị đồng tiền, biết thương người nghèo khó; đặc biệt trong t́nh huống của dân Việât Nam đang sống cuộc đời bần hàn thiếu cơm, thiếu áo ngay trên quê hương ḿnh.

      Với khuôn khổ hạn hẹp của một bài viết ngắn trong Cẩm Nang Gia Đ́nh nầy, chúng tôi không thể đề cập đầy đủ về khuôn mặt phức tạp, tế nhị của liên hệ cha mẹ/con cái được. Tuy nhiên với kinh nghiệm của một cô giáo hơn 30 năm dạy học, tôi hoàn toàn tán đồng kết quả của một cuộc thăm ḍ các học sinh ưu tú ở các trường trung học rằng:

      Phần lớn các học sinh xuất sắc, học giỏi (Gifted & Talented) đều xuất thân từ những gia đ́nh mà cha mẹ đều thật ḷng thương yêu các em và thuận thảo đồng ḷng với nhau lo cho con cái.

      “Thuận vợ thuận chồng
      Tát bể đông cũng cạn
      Nuôi con mọn lớn mau
      Nuôi con lớn nên người”.

       

  • BUỒN VUI T̀NH GIA Đ̀NH

      Cô bạn gái của tôi,


      “Tháng Sáu nhạt mưa anh muốn làm mưa bay, làm mây trôi tan biến vào môi em.”

      Có lẽ bạn cũng như tôi đang chờ đợi những cơn mưa nhẹ nhàng của Tháng Sáu, mang h́nh ảnh lăng mạn như lời nhạc trong bài hát T́nh Khúc Tháng Sáu của Ngô Thụy Miên, đến để làm vơi đi những ngày oi bức bất thường của Cali phải không bạn?

      Mùa Hè đang chậm răi bước tới với những bận rộn của các bà mẹ trẻ v́ phải lo chuẩn bị cho con cái các sinh hoạt trong ba tháng nghỉ hè không đến trường. C̣n cho các bà mẹ trung niên là những mừng vui v́ con ra trường, hay buồn buồn v́ con phải đi học xa, hay con đi làm xa bạn nhỉ.

      Cũng từ những buồn vui rất là b́nh thường vừa nói, tôi muốn viết cho bạn một tí về t́nh gia đ́nh sau khi đọc được mẩu chuyện ư nghĩa của một phụ nữ vô danh.

      Bà hỏi rằng bạn có bao giờ biết rằng chữ FAMILY có nghĩa là (F)ATHER (A)ND (M)OTHER (I) (L)OVE (Y)OU hay không? Cho nên bà nói gia đ́nh bao gồm cha me, con cái và t́nh yêu thương.

      Câu chuyện của bà mẹ đó như thế này:

      “Người ta thường đối xử với người ngoài lịch sự, chẳng hạn như khi đụng phải một người nào đó th́ nói xin lỗi liền.  Có người sẵn sàng xả thân đi làm đủ thứ chuyện trên đời để mong được tiếng tăm ngoài xă hội.  Trong khi đó, ở nhà họ không màng để ư đến vợ, con là những người thân yêu của ḿnh.  Có những người chồng vũ phu, đánh đập, chửi mắng vợ con tối ngày.  Gia đ́nh đối với họ không quan trọng bằng người ngoài đường.”

      Người phụ nữ này chỉ kể lại câu chuyện của chính bà nhưng có lẽ nhiều bà mẹ sẽ t́m thấy h́nh ảnh quen thuộc này của ḿnh sau đây.

      “Đang nấu ăn trong bếp, sửa soạn cho bữa cơm tối th́ thằng con trai đến đứng kế bên im lặng nên bạn không thấy nó.  Khi quay người lại, tí nữa th́ bạn đụng và hất nó ngă xuống.  Bạn nhăn mặt la rầy con ngay: “Đi chỗ khác chơi, tránh ra cho mẹ làm việc”.  Thằng con bước đi, mặt buồn bă nhưng nào bạn có để ư đến thái độ của bạn khi la con đâu v́ bạn đang bận rộn.  Thế nhưng buổi tối khi nằm trên giường, nhớ lại câu chuyện xảy ra lúc chiều, không biết bạn có ân hận không? Nếu không th́ thế nào Thượng Đế cũng sẽ đến bên cạnh và dịu dàng nhắc nhở bạn: “Sao khi con gặp người lạ th́ con nhă nhặn thế, nhưng đối với người thân th́ con lại có vẻ ngược đăi họ.  Con hăy ngồi dậy và đến nh́n xuống đất, cạnh cái cửa bếp.  Ở đó con sẽ t́m thấy những cành hoa mà thằng con trai nhỏ đă đem đến cho con.  Nó đă ra vườn hái những bông hoa màu hồng, màu vàng và nhất là màu tím mà con thích.  Nó đă thích thú và yên lặng bước đến cạnh mẹ để làm cho mẹ ngạc nhiên về món quà bé nhỏ, thế mà... Con có lẽ không hề thấy nó bước đi mà mắt rướm lệ đâu nhỉ”.

      Dĩ nhiên nếu được nhắc nhở như thế lúc đó người mẹ là bạn sẽ phải xúc động.  Bạn sẽ vội vàng nhỏm dậy, chạy ra bếp nhặt lấy bó hoa nhỏ rồi đến bên cạnh giường của con và qú xuống, nhẹ nhàng đánh thức con dậy bằng nụ hôn.  Bạn sẽ hỏi: “Có phải đây là những đóa hoa con hái cho mẹ không? Và với giọng nói c̣n ngái ngủ, thằng con sẽ cười và gật đầu: “Con t́m thấy mấy cái hoa đó ở trong vườn và hái nó v́ nó đẹp như mẹ vậy đó. Con biết là mẹ thích mấy cái hoa này, nhất là mấy cái hoa màu tím”.  Bạn sẽ nói với con rằng bạn xin lỗi v́ đă la nó như vậy. Và bạn sẽ được thằng con trai ôm hôn và nói: “Mẹ ơi không sao đâu, khi nào con cũng thương mẹ cả”. Và bạn cũng sẽ nói lại với con rằng: “Con trai của mẹ, cảm ơn con, mẹ cũng thương con lắm và mẹ rất thích mấy cái hoa con tặng mẹ, nhất là những cái hoa màu tím”.

      Những giờ phút êm đềm ấy lúc con c̣n nhỏ hay khi con lớn lên sẽ măi măi được ghi nhớ trong tim của những bà mẹ và những đứa con để t́nh gia đ́nh luôn luôn là một nền tảng bền vững phải không bạn.  Công việc làm, danh vọng, tiền tài sự nghiệp có thể có đó, mất đó nhưng t́nh gia đ́nh là những ǵ mà chúng ta cần trân quí nhất.  Đầu tư t́nh yêu vào gia đ́nh bạn sẽ không bao giờ bị lỗ vốn bởi v́ t́nh yêu tự nó sẽ thăng hoa măi măi, bạn có đồng ư không?

      “ Tháng Sáu... anh muốn cùng em, yêu măi nụ cười...” - NTM.

      Hẹn bạn thư sau nhé.

      YẾN TUYẾT

       

  • MỒ CÔI MẸ



      Cô bạn gái của tôi,

      Khi bạn đọc lá thư này, tôi đă là một đứa con mồ côi Mẹ được hai tuần rồi bạn ạ.

      Mẹ tôi, cây cổ thụ vững vàng để chị em chúng tôi nương tựa, bóng mát bao phủ đời sống chúng tôi trong những tháng năm dài, đă măi măi ra đi.

      Cho đến ngày nhắm mắt, Mẹ tôi đă là nguồn vui, sự an ủi, niềm hy vọng của mấy chị em chúng tôi, thế nên khi không có mặt bà nữa, bạn hiểu là chúng tôi cảm thấy hụt hẫng và đau xót biết là dường nào!

      Nếu bạn đă từng nghe nói đến những chữ “đứt ruột, bụng quặn thắt, tim nhói đau” th́ đó là những cảm xúc đau đớn mà tôi, hay có lẽ bất cứ người con mất mẹ nào, đă và đang trải qua khi ở trong hoàn cảnh này.  Tất cả xảy ra và qua đi như một giấc mơ dữ, một cơn ác mộng làm tôi bàng hoàng và thảng thốt.

      Mỗi khi thắp hương trước cái h́nh của Mẹ, bây giờ được bày trên bàn thờ cạnh h́nh của ba tôi, cảm giác quặn thắt đó lại trở về.  Cái khuôn mặt đẹp, nụ cười tươi và bao dung, ánh mắt dịu dàng của Mẹ nh́n tôi, làm cho những ḍng nước mắt cứ thi nhau rơi xuống, tưởng không bao giờ có thể ngưng được nữa.  Tôi không muốn tin là mẹ tôi đă không c̣n trên dương thế.  Tôi không muốn chấp nhận sự thật.  Tôi muốn nghĩ là mẹ tôi đi xa đâu đó rồi sẽ trở về...

      Nhắm mắt lại, mở mắt ra, đâu đâu cũng đều thấy h́nh bóng mẹ đi đứng cười nói, c̣n nghe thấy rất rơ trong không gian tiếng nói trong lành của mẹ.  Nhớ dáng mẹ đi ra vườn cắt mấy khóm rau. Nhớ những câu chuyện mẹ kể về thời xuân xanh của bà.  Nhớ giọng tụng kinh du dương, trầm bổng.  Nhớ những cái hôn Mẹ dành cho tôi khi ngả đầu vào ngực mẹ, nơi có trái tim đă hơn một lần cùng nhịp thở.  Nhớ dáng mẹ cặm cụi tự tay làm những chai mắm cà chay lên cúng dường các tăng ni.  Nhớ hũ dưa giá ngon lành có đủ màu sắc xanh, trắng, đỏ.  Nhớ món cá kho bà thường thích ăn.  Nhớ những nơi chốn đă đi qua và sống hạnh phúc với mẹ trong những ngày ấu thơ: Huế, Quảng Ngăi; trong những ngày mới lớn: Vĩnh B́nh, Kontum, trong những ngày trưởng thành: Sài G̣n, California...

      Mẹ tôi thường chỉ lên Quận Cam ở lại với tôi vài hôm rồi về lại San Diego, nơi bà cư trú trong suốt thời gian định cư tại Hoa Kỳ, thế mà tôi đă thấy nhớ thương bà dường ấy.  Tôi nghĩ và thương cho cô em út tôi, sống gần và lo cho Mẹ tôi suốt 14 năm qua, hẳn c̣n đau buồn hơn tôi hàng trăm lần v́ nhớ thương Mẹ.

      Cho đến khi mất Mẹ, chúng ta mới thật sự hiểu và thông cảm được thân phận của những người con mồ côi Mẹ.  Tôi nghĩ dù ở tuổi nào đi nữa mà mất mẹ th́ ḷng cũng đều tan nát cả.  Tuy nhiên, tôi phải tự an ủi là dù sao các anh chị em tôi cũng may mắn hơn những người khác v́ được nh́n thấy và ở gần Mẹ tôi trong những năm tháng cuối cùng của bà và Mẹ tôi cũng đă sống rất thọ với số tuổi 91.  Tôi thương cảm khi biết rằng có biết bao người con khác sống ở đây và chỉ có thể vọng tưởng đến mẹ đang c̣n sống ở quê nhà.  Hay có những người con khác đă không c̣n mẹ từ khi c̣n thơ ấu hoặc lúc c̣n rất trẻ.

      Tôi muốn nhắc nhở ḿnh về những lời mẹ tôi dặn ḍ là bằng ḷng với những ǵ ḿnh đang có được.  Chính mẹ tôi là người đă dạy cho tôi niềm tin vào tôn giáo, vào đức từ bi của Đức Phật để tập tính tha thứ, ḷng vị tha và tinh thần phụng sự xă hội.  Mẹ tôi là tấm gương sáng cho chúng tôi bằng chính những việc làm từ thiện trong suốt cuộc đời của bà.  Khi c̣n tại thế, mẹ tôi được yêu thương bởi bất cứ ai có duyên gặp gỡ và quen biết bà.  Mẹ tôi không chỉ có 9 người con mà có hàng trăm đứa con tinh thần khác trong những ngôi chùa mà bà đến sinh hoạt.  Nhiều vị tăng ni cũng quí mên và thương yêu mẹ tôi như một người mẹ hiền.

      Tôi cũng muốn vâng lời mẹ dạy để chấp nhận lẽ vô thường của đời sống: Có sinh tất có diệt.  Mà chấp nhận như thế cũng giúp tôi vơi đi phần nào niềm đau khổ về sự mất mát to lớn này.

      Tôi biết dù ở đâu đi nữa, t́nh thương yêu vô bờ bến của mẹ tôi cũng hiện hữu và bao phủ đời sống tôi.  Cũng như tôi, chính trong thân thể của mỗi người con đều có ḍng máu của mẹ ḿnh, thế nên mẹ vẫn c̣n sống trong mỗi chúng ta, miên viễn, phải không bạn.

      Tôi muốn được dùng lá thư này để xin phép bạn nói lời từ giă với anh Ngô Mạnh Thu, một người quen của tôi.  Anh đă có ḷng đến thăm viếng Mẹ tôi ở nhà quàn mới hôm Thứ Bảy tuần trước, thế mà hôm nay anh đă không c̣n nữa. Cầu nguyện cho anh Thu và Mẹ tôi được ở một nơi yên b́nh nào đó trong thế giới bên kia, có chư Phật hộ tŕ và tiếp dẫn.

      Hẹn bạn thư sau nhé.

      Yến Tuyết

       

  • 10 CÁCH H̉A GIẢI HÔN NHÂN KHI VỢ CHỒNG GIẬN NHAU


      Vợ chồng bạn đang có căng thẳng, cả tuần nay không thèm nói chuyện với nhau. Nếu không biết ḥa giải có thể dẫn đến rạn nứt lớn giữa hai người, thậm chí chia tay. Hăy thử các bí quyết sau đây để tạo ra sự ḥa hợp trong mối quan hệ vợ chồng.

      1- Không nổi giận khi đi ngủ (hoặc không ngủ giường riêng). Đây là lời khuyên cần thiết cho bất cứ cặp vợ chồng nào.

      2- Trong ngày, cố gắng t́m một giấc ngủ chung với nhau. Khi thức giấc bên người bạn của ḿnh, cả hai đều cảm thấy ở trong một tâm trạng tốt hơn.

      3- Nhận và gọi điện. Luôn mở đường dây liên lạc ngay cả khi bạn cảm thấy ḿnh không có lỗi.

      4- Gửi một lá thư hoặc một bức thiệp bằng e-mail. Đôi khi bạn cảm thấy việc tŕnh bày suy nghĩ và cảm xúc của ḿnh trên giấy sẽ dễ dàng hơn.

      5- Hăy nắm tay nhau và cùng đi dạo! Trước cử chỉ thân thiện của bạn, người bạn đời sẽ không thể nổi giận được.

      6- Cùng đi xem phim với nhau, có thể là một vở hài kịch hoặc một bộ phim truyện hành động. Điều này sẽ tạo cho bạn thời gian để ḥa giải.

      7- Nếu bạn cần có không gian th́ tại sao lại không cùng nhau đi massage, tắm hơi?

      8- Hăy mua tặng cho bạn của ḿnh một vật kỷ niệm ẩn chứa lời xin lỗi, nhưng không được đùa cợt hay chế giễu. Quà có thể là hoa, kẹo hoặc một món ăn ưa thích nào đó. Không nên mua những thứ giữ lâu hay đắt tiền, chúng sẽ nhắc lại lần căi nhau của bạn.

      9- Trực tiếp thảo luận về những bất đồng. Không được nóng giận mà nói là bạn không yêu họ. Họ sẽ khó ḷng quên được những lời nói đó.

      10- Hăy nói "cho xin lỗi". Đôi khi chỉ đơn giản như thế thôi.

      TT (st)

       

  • 10 CH̀A KHÓA GIÚP BẠN MỞ CÁNH CỬA HẠNH PHÚC

      Có người nói có tiền nhiều mới có hạnh phúc, người khác lại nói là tiền tài không làm nên hạnh phúc. Có người cho rằng người đẹp thật là hạnh phúc, nhưng có người lại nghĩ rằng câu "hồng nhan bạc phận" rất đúng.

      Vậy để có được hạnh phúc, chúng ta cần ǵ và không cần ǵ? Sau nhiều năm nghiên cứu cuộc sống của những người hạnh phúc và không hạnh phúc, các chuyên gia kể ra 10 yếu tố liên hệ đến hạnh phúc cùng với mức độ liên hệ như thế nào của mỗi yếu tố, mời các bạn tham khảo.

      1 - TIỀN BẠC

      Tiền bạc có thể tạo nên một phần hạnh phúc. Thật khó mà có thể cảm thấy hạnh phúc khi không có cơm ăn, nhà ở, áo mặc. Tuy nhiên, khi bạn đă có đủ tiền để tạo cho ḿnh một chỗ ở, để mua quần áo và thực phẩm, th́ những đồng tiền có thêm không quan trọng lắm trong việc tạo nên hạnh phúc.

      Ch́a khóa: để có được hạnh phúc, chỉ cần có ĐỦ TIỀN, không cần có NHIỀU TIỀN

      2 - SỰ HAM MUỐN

      Tham vọng hay là sự ham muốn tỷ lệ nghịch với hạnh phúc: những người càng ham muốn nhiều hơn cái mà ḿnh đang có càng cảm thấy ít hạnh phúc, nghĩa là khoảng cách giữa những ǵ đang có và những ǵ mong muốn được có càng nhiều th́ mức độ hạnh phúc càng ít. Những người an phận, bằng ḷng với cái ḿnh đang có hay là chỉ mong muốn những thứ vừa phải, trong tầm tay với là những người có nhiều hạnh phúc.

      Điều này phần nào giải thích được lư do v́ sao đôi khi những người giàu có lại không hạnh phúc bằng những người chỉ vừa đủ ăn đủ mặc. "Lớn thuyền lớn sóng", những người càng có nhiều lại càng ham muốn nhiều hơn, càng không bằng ḷng với những ǵ ḿnh đang có, và càng đẩy hạnh phúc đi xa.

      Ch́a khóa: những người bằng ḷng với những ǵ ḿnh đang có, không "đứng núi này trông núi nọ" là những người hạnh phúc.

      3 - TRÍ THÔNG MINH

      Trí thông minh về học vấn tự nó không có liên hệ ǵ đến hạnh phúc, mặc dù nhờ vào trí thông minh, có thể tạo nên hạnh phúc, như là có nghề nghiệp vững chắc, có thu nhập cao .. ."Social intelligence", nghĩa là khôn khéo trong cách sống, trong các mối quan hệ xă hội mới là ch́a khóa thật sự có thể đưa đến hạnh phúc.

      Ch́a khóa: những người BIẾT SỐNG là những người hạnh phúc.

      4 - DI TRUYỀN

      Yếu tố di truyền chiếm phần lớn - từ 44% đến 55% - trong việc tạo nên một con người hạnh phúc hay không hạnh phúc.  Những người bẩm sinh là người hướng ngoại (extrovert) thường cảm thấy hạnh phúc hơn là những người hướng nội (introvert).

      Ch́a khóa: tuy là yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc, nhưng vẫn có thể thay đổi được, ví dụ như những người "sống nội tâm" có thể sống theo lối sống cởi mở của những người hướng ngoại để được vui vẻ, yêu đời hơn.

      5 - SẮC ĐẸP

      Những người đẹp thường cảm thấy hạnh phúc hơn những người khác.  Tuy nhiên, bạn không cần phải đẹp như hoa hậu hay ca sĩ để có được hạnh phúc, chỉ cần bạn tự nghĩ rằng ḿnh "coi được" (good - looking) cũng đă đủ cho bạn cảm thấy hạnh phúc.

      Ch́a khóa: hăy tự tin vào sắc diện của ḿnh, hạnh phúc sẽ đến với bạn.

      6 - T̀NH THÂN

      Những người sống trong những vùng dân cư, những xóm nghèo - tuy phải sống trong cảnh nghèo khó chật vật - vẫn cảm thấy hạnh phúc, v́ họ có "t́nh làng nghĩa xóm" tương thân tương trợ lẫn nhau.

      Ch́a khóa: T́nh thân (bạn bè, họ hàng, láng giềng...) góp phần đáng kể vào mức độ hạnh phúc.

      7 - HÔN NHÂN

      Một cuộc hôn nhân tốt đẹp làm cho con người hạnh phúc hơn là cuộc sống lẻ loi.  Những người đă lập gia đ́nh sống hạnh phúc hơn những người độc thân - và những người vui vẻ, hạnh phúc có khuynh hướng thích lập gia đ́nh.  Khi đă lập gia đ́nh, đừng coi thường tờ hôn thú.  Những đôi cưới nhau có hôn thú cảm thấy hạnh phúc hơn những đôi chỉ sống chung với nhau (cohabit).  Tờ giấy vô tri vô giác này đem lại cho những người phối ngẫu cảm giác an toàn, và khi được sống trong cảm giác an toàn, con người cảm thấy hạnh phúc hơn.

      Ch́a khóa: Mọi người đều có thể làm cho cuộc sống của ḿnh hạnh phúc hơn bằng cách lập gia đ́nh, và giữ cho hôn nhân bền vững, tốt đẹp.

      8 - TÔN GIÁO

      Tin vào một thế giới vĩnh hằng sau khi chết làm cho con người cảm thấy đời sống của ḿnh có ư nghĩa hơn, giảm đi cảm giác trơ trọi trong cuộc đời. Nhà thờ, chùa …cũng là nơi đem mọi người lại gần nhau hơn, cùng sinh hoạt với nhau, nâng đỡ nhau.

      Ch́a khóa: Tôn giáo có thể xoa dịu những nỗi đau buồn, bất hạnh, làm cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn.

      9 - CÔNG VIỆC TỪ THIỆN

      Ch́a khóa: Việc thiện có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với hạnh phúc. Khi làm được một việc thiện, con người cảm thấy ḿnh tốt đẹp hơn, từ đó họ cảm thấy ḿnh hạnh phúc hơn.

      10 - TUỔI TÁC

      Những người cao tuổi thường dễ cảm thấy hạnh phúc hơn, và khó bị nỗi đau khổ xâm chiếm hơn những người trẻ tuổi.  Ở vào tuổi 50, một cuộc chia tay với người phối ngẫu sẽ ít đau buồn hơn nhiều so với một cuộc chia tay ở tuổi 20. V́ những người cao niên đă từng trải nhiều, đă biết được cuộc sống khó khăn ra sao, nên họ có thể chấp nhận khó khăn.  Cũng v́ biết rằng thời gian tồn tại của ḿnh c̣n ít hơn những người trẻ tuổi, những người cao niên thường chỉ chú ư vào những điều làm cho họ hạnh phúc, bỏ qua những chuyện không vui.

      Ch́a khóa: Cao tuổi không tệ chút nào cả, ngược lại tuổi cao làm cho con người biết cách nắm bắt hạnh phúc. Hăy học theo cách sống của những người cao niên, từng trải.

      Trên đây là 10 ch́a khóa mở cửa hạnh phúc, mỗi chiếc ch́a khóa mở cửa hạnh phúc theo cách riêng biệt, xin tặng cho các bạn, và xin chúc các bạn hạnh phúc, hạnh phúc, hạnh phúc.
      Nguyễn Minh Hà
      (Nguồn: Tạp chí "Reader's Digest")



     

Questions / Comments: email to trungthu@trungthu.us
Last updated 04/24/06