Trước thềm năm mới,                               
Hội CHSTT xin kính chúc thầy cô,
mến chúc các bạn hữu và gia quyến,
một năm Mậu Tư an khang thịnh vượng

 

 

 

 

                                               

Trang 1

     

 

 

 

 

 

 

                            Truyền Thống Bất Diệt Của Dân Tộc Việt Nam                                

 

Là một quốc gia có bờ biển dài trên 2200 cây số, với sông ng̣i, kênh rạch lớn nhỏ, chằng chịt khắp nơi, nên ngay từ thời lập quốc, người Việt đă thông thạo thủy chiến, giỏi nghề đi biển, chèo ghe, chống thuyền. Lại nhờ có đất đai ph́ nhiêu, và cũng là nơi phát xuất nền văn hóa lúa nước ở vùng Đông Nam Á, sông nước luôn là khát vọng trong đời sống hằng ngày của mọi nguoi. Các viêc làm như đắp đê, khơi ng̣i, đào kênh, và Lễ Hội Đua Thuyền khắp nơi trên nước Việt Nam cũng được phát xuất từ đây.

Trong không khí tưng bừng vui nhộn của mùa Xuân, hội hè đ́nh đám, những cuộc tranh đua diễn ra theo từng phong tục riêng của từng miền, và mang tính chất thuợng vơ đầy dân tộc tính. Những cuộc thi bắn nỏ cưỡi ngựa ở miền sơn cước, và những cuộc đua thuyền trong ba ngày Tết trở nên hào hứng, hấp dẫn, thu hút hầu hết dân địa phương, kể cả du khách trong và ngoài nước. Chúng ta hăy lần lượt viếng thăm từng địa danh của ba miền Nam Trung Bắc như sau ...


Đua Thuyền Trên Sông Nước Miền Bắc

Căn cứ vào sử liệu, các cuộc đua thuyền qui mô của cả nước đều diễn ra ở kinh thành Thăng Long. Trong thời Lư (1000 - 1224), theo văn bia Sùng Thiện Diên Linh, khắc năm 1121, hàng ngàn chiếc thuyền tham dự giữa ḍng sông Nhị Hà. Thời vua Lê chúa Trịnh vào thế kỷ XVIII, theo bút kư của những giáo sĩ Tây Phương, đua thuyền được tổ chức ở bên Tây Long trên sông Nhị Hà. Các nam nữ Trạo Phu khỏe mạnh trên các thuyền đua thon dài sơn phết rực rỡ, đều được ngồi phục hai bên mạn thuyền để chèo. Ngồi đầu thuyền là Tổng Đài đầu chít khăn, lưng thắt một dải lụa mầu, tay cầm trống khẩu cầm trịch để chỉ huy. Khắp sông đỏ rực màu cờ. Đuôi nheo cắm trên mui thuyền bay phất phới. Giữa tiếng chèo khua, sóng vỗ mạnh ở hai bên mạn thuyền khiến cho thôn làng bến nước càng thêm rộn ră.

Trên đảo Quân Lan, thuộc vùng Quảng Ninh ở biên giới Hoa Việt , hàng năm vào ngày 18 tháng 6 âm lịch cũng tổ chức đua thuyền, mà ca dao xưa vẫn c̣n truyền khẩu...

Trên sông th́ đông đám thần
Dưới sông trăm chiếc thuyền Rồng chèo bơi


 

Đua Thuyền Trên Sông Thao Ở Bạch Hạc

Mỗi độ xuân về trên đất Bắc, hàng năm tại làng Bạch Hạc đều có tổ chức đua thuyền trên ḍng Lô Giang hay là sông Thao. Cuộc đua này có phần hơi dị biệt với nhiều địa phương khác trong nước. Đây là truyền thống xuất phát từ những tập tục cổ truyền lâu đời, có liên quan tới lịch sử đấu tranh của dân tộc. Bạch Hạc, vùng đất thiêng liêng của Hồng Lạc, ngày xưa chính là kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang, thời 18 Tổ Hùng trị nước, mà Lê Ngô Cát và Phạm Đ́nh Toái đă nhắc tới trong tác phẩm "Đại Năm Quốc Sử Diễn Ca".

Hùng Vương đô ở Phong Châu
Ấy nơi Bạch Hạc, hợp ḍng Thao Giang
Đặt tên là nước Văn Lang
Chia mười lăm bộ bản chương cũng liền

Làng Bạch Hạc ngày nay thuộc Tổng Nghĩa Yên, huyện Bạch Lạc, tỉnh Vĩnh Phú, nằm bên tả ngạn sông Lô (Thao), cạnh đường xe lửa quốc lộ số 2, cách Hà Nội 70km.

Mỗi năm cuộc đua được diễn ra giữa bốn Giáp là Bộ Dầu, Tiểu Hạc, Đông Nam và Thần Chúc của làng. Rất hào hứng cũng như đẩy gay cấn. Theo tập quán, mỗi Giáp đều có 4 chiếc thuyền đua gọi là TRĂI với chiều dài hơn 20m, rộng 1,50m, đóng bằng nguyên cây gỗ Cḥ, mà truyền thuyết bảo là của Long Vương, dùng để làm cột đ́nh chốn Thủy Tề. Chiếc này có đầu Rồng đuôi Rồng, được chèo bởi 50 Tráng Đinh khỏe mạnh. Mỗi thuyền có ba người chỉ huy đầy kinh nghiệm, có vài vế và địa vị tại địa phương. Người đứng trước Mũi cầm cờ hiệu chỉ huy. Người giữa khoang đánh trống đôn đốc. Người cuối thuyền cầm Lái. Họ chính là những người quyết định ăn thua trong trận dua. Ba bậc đàn anh chỉ huy này được mặc áo dài, chít khăn đống, lưng thắt đai đỏ, phong cách oai phong hùng dũng, như các Tướng lănh thời xưa lúc xung trận. Riêng các Tráng Đinh chèo vẫn noi theo nề nếp cổ xưa, chỉ đóng khố, để lộ ra những thân h́nh nở nang vạm vỡ đẹp như các pho tượng của lực sĩ Hy Lạp.

Khởi đầu cuộc đua, bốn chiếc TRĂI sắp hàng dọc trước đ́nh làng Bạch Hac. Đây cũng là điểm xuất phát, từ đó tới ngă ba sông Ngánh chạy vào Lô Giang, rồi quay trở lại đ́nh.

Cuộc đua thật ngoạn mục vĩ đại thu hút hầu hết dân địa bản, các tỉnh thành lân cận cũng đông đảo du khách tham dự không ít.

 

 
Đua Thuyền Ở Từ Liêm Hà Nội

Làng Đăm thuộc xă Tây Tựu, Huyện Tây Tựu, ngoại ô Hà Nội, từ lâu đời đă nổi tiếng về các cuộc đua thuyền, mà ca dao xưa có nhắc tới ..

Sù, Gụ th́ giỏi chăn tằm
Làng La canh cửi, Làng Đăm bơi thuyền

Làng có ba giáp, Thượng, Trung, và Hạ. Từ xa xưa đă có xưởng làm thuyền, chuyên sửa chữa cũng như đóng các loại ghe thuyền cũ mới, đặc biệt là loại thuyền đua, bằng gỗ quư tốt, "Sơn Son Thiếp Vàng". Mui và Lái chạm Rồng, có chiều dài chừng 15m. Thuyền có 24 Trạo Phu và 5 người khác, gồm 1 cầm cờ hiệu đứng trước Mũi thuyền, một đánh mơ, một tát nước, hai người chèo Lái ...

Theo sử liệu th́ vào thế kỹ thứ XV đă bắt đầu có đua thuyền với phong tục làm lễ dâng cúng vị Thủy Thần, cũng là Thành Hoàng của địa phương. Cầu xin mưa thuận gió ḥa, mùa màng thu hoạch tốt đẹp. Ngoài ra, Lễ Hội trên c̣n để tưởng nhớ đến các Thủy Sư Đô Đốc đời Hậu Lê như Nguyễn Hữu Liêm, Đỗ Đắc Liên...đều xuất thân từ hội đua thuyền, trước khi trở thành Danh Tướng của Triều đ́nh.

Một khán đài được thiết lập bên bờ Đầm, để quan viên ngồi xem. Lại có một chiếc thuyền Rồng gọi là thuyền Quan, trên có Thiết Ngai và ban nhạc Thiết Âm Cổ, để bá quan làm Giám Khảo. Cái độc đáo so với các nơi khác là họ vừa đua thuyền vừa té nước, một h́nh thức văn hóa ca nhạc cổ truyền của Văn Lang mà ngày nay vẫn c̣n tồn tại trên đất Bắc. Do đó trên mỗi thuyền đua c̣n có hai người Nam chuyên ca hát nhảy múa, pha trộn đủ thứ âm thanh dồn dập, từ tiếng rít của lá Cờ Đại trước sân đ́nh, xen lẫn tiếng đàn phách nhặt khoan, phát ra nơi thuyền Quan...Làm náo động mặt nước trong xanh, tạo nên nỗi háo hức trong tâm hồn mọi người. Ai ai cũng mong mỏi ngày vui đừng chóng qua ..


Đua Thuyền Ở Miền Trung

Miền Trung nước Việt chạy suốt từ Thanh Hoá tới ranh Phước Tuy, phần nhiều là bờ biển sông ng̣i, hầu như lễ hội đua thuyền đều được tổ chức rất qui mô trong ngày Tết Xuân thật rộn ràng...v́ vậy người dân Thanh Hoá đă có câu ca dao cổ mà ai ai cũng thuộc nằm ḷng...

Cầu quan vui lắm ai ơi
Trên th́ họp chợ, dưới bơi thuyền Rồng

Đua Thuyền Rồng Tại Xă Bạch Ngọc, Tỉnh Nghệ An

Xứ Nghệ là miền đất cổ, nơi sinh ra rất nhiều danh nhân nổi tiếng trong các giai đoạn lịch sử được ca tụng. Nghệ An đất rộng người đông, lại. nằm sát biển Đông, có nhiều sông ngạch chằng chịt, trong đó có sông Cả mà phần hạ lưu, tức là Lâm giang chạy ngang qua tỉnh. V́ vậy Ngư Nghiệp ở đây rất phát đạt. Người xứ Nghe rất thích đua thuyền, thường diễn ra giữa hai đội Nam Nữ trong tỉnh, nhưng nổi bật hơn hết vẫn là cuộc đua thuyền Rồng, ba năm diễn ra một lần vào dịp Tết. Đây là một Lễ Hội quan trọng, trong nghi thức ghi nhớ công đức của Đức Uy Minh Vương Lư Nhật Quang con trai thứ tám của Vua Lư Thái Tổ. La` một danh tướng Đại Việt, ngài có công ngăn chặn được giặc Chiêm, trong thời gian trấn nhậm ở phương Nam. Dân chúng sống cảnh thanh b́nh, v́ vậy bản địa đă tôn ông là Thành Hoàng để phụng thờ hương khói ngàn năm không dứt.

Đọc Tiếp Trang 2

 

 

 

Báo Xuân Mục Lục           Nét Bút Xuân Mơ                                                            Hội CHS TT