Please download Java(tm).

   

Tản Mạn

 

Huyền Trân Công Chúa

Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
Đã vò nước đục lại vần lửa rơm


 

Đó là mấy câu thơ lưu truyền trong dân gian được coi như nói về cuộc đời tình duyên lận đận của Huyền Trân Công chúa với chồng là Chế Mân và người tình Trần Khắc Chung.

Theo sử sách ghi lại, từ khoảng cuối thế kỷ 13 đời nhà Trần, các vua sùng Đạo Phật, đất nước thái bình. Năm Tân Sữu (1301) nhân một chuyến thăm nước Chiêm Thành, Thượng hoàng Nhân Tông, lúc đó đã đi tu và sau này trở thành tổ thứ nhất của phái Thiền Trúc Lâm, có hứa gã công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm. Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), vua Anh Tông giữ lời hứa của cha, gả công chúa cho Chế Mân để đỗi lấy hai châu Ô và châu Rí  (nằm trong ba tỉnh Quảng trị, Thừa thiên, Quảng Nam bây giờ). Triều thần có nhiều người không thuận, do đó dân gian mới có câu:

Tiếc thay cây quế giữa rừng,

Mặc cho thằng Mán thẳng Mường nó leo.

Thực sự, theo cụ Bố Thuận, một nhả nghiên cứu lịch sử Champa của viện Viễn Đông Bác cổ thời Pháp thuộc, Chế Mân là một ông vua nhân hậu và có tài thao lược. Với sự giúp sức của Đại Việt, ông đã từng đẩy lui được quân Nguyên-Mông Cổ xâm lăng. Trước Huyền Trân, ông đã có hoàng hậu Tapasi người Java (Nam Dương). Đó là những cuộc hôn nhân mang ít nhiều tính chất chính trị để tạo tình thân với các nước lân cận vốn giàu mạnh hơn nước ông.

 

 

Huyền Trân lấy Chế Mân chưa tròn một năm thì Chế Mân qua đời tháng 5 năm 1307, thọ 50 tuổi. Theo tục lệ Chàm, các hoàng hậu phài lên dàn hoả thiêu chết theo. Vua Anh Tông được tin ấy bèn sai Trần Khắc Chung, giả mượn kế sang kinh đô Chàm làm lể viếng tang, tìm cách gạt người Chiêm để Huyền Trân được làm lể chiêu hồn ở bờ biển trước khi lên dàn hỏa. Rồi nhân đó, Trần khắc Chung dùng thuyền nhỏ cướp công chúa rong thẳng ra bể để về Đại Việt và hai người có tư thông với nhau. Người hậu thế thương Công chúa Huyền Trân thân gái dặm truờng hy sinh để mở rộng bờ cỏi, hết lời ca ngợi mối tình của đôi trai tài gái sắc và xem đây là một thiên tình sử đẹp tuyệt vời lồng trong bối cảnh bi tráng, đầy phiêu lưu mạo hiễm.

Theo Đại viêt sử ký toàn thư, không biết vì cớ gì mà con thuyền lênh đênh trên biển sóng, mười tháng sau tức tháng 8 năm Mậu Thân (1308) mới về tới Thăng Long. Vua Anh Tông vì thương em gái nên không đã động tới, cũng không trách cứ gì Trần Khắc Chung. Nhưng nhà nho lúc ấy coi đây là một điều xấu đáng chê trách. Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã góp sức giúp cha là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đánh duổi quân Nguyên, ghét lắm, mỗi lần thấy Khắc Chung là mắng thẳng vào mặt: "Thằng này là điểm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung (1) thì nhà Trần rồi mất về nó chăng?". Khắc Chung thường sợ hãi né tránh.

(chú thích1: theo chữ Hán, TKC có nghĩa là nhà Trần chấm dứt)

 

Năm 1314, Vua Anh Tông nhường ngôi cho Minh Tông. Vua Minh Tông vốn là ông vua có lòng nhân hậu, nhưng chỉ vì nghe nịnh thần trong đó có Trần khắc Chung nên đã giết oan Huệ Võ Vương Trần Quốc Chần(TQC), cha của Hoàng hậu và là người làm quan có công với nước. Ngô Sĩ Liên, nhà sử học thời Hậu Lê, một trong những  người có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống duy nhất của Việt Nam còn lưu truyền tới ngày nay, đã bàn như sau:

Thói gian tà của Trần Khắc Chung thực quá quắt lắm! Không những hắn giở trò chó lợn ở đây mà sau này còn vào hùa với Văn Hiến vu hãm Quốc phụ thượng tể (TQC) vào tội phản nghịch, làm chết oan đến hơn trăm người. Thế mà hắn được trọn đời phú quý. Khổng tử nói: Kẻ gian tà được sống sót là may mà thoát tội chăng?”

Cũng nên nhắc thêm Trần Khắc Chung sau khi chết, xác ông đã bị gia nô của Thiệu Vũ Vương (con TQC) đào lên rồi vằm nhỏ.

Việc Huyền Trân, hoàng hậu thứ nhì của vua Chiêm bị lên giàn hoả hay không và nếu có thì liệu Trần Khắc Chung có sang kịp để cứu nàng? Có sách nói rằng nàng có con với Chế Mân là Thế Tử Đa Da, đã được triều đình Chiêm cho về lại quê hương sau khi chồng chết. Đó là những nghi vấn được nhắc tới ngảy nay.

Chế Mân chết, Chế Chỉ lên thay đòi lại 2 châu mà Chế Mân đã dâng cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông sai quân sang bắt Chế Chỉ đem về Thăng Long và đưa em của Chế Chỉ lên ngôi. Chẳng bao lâu Chế Chỉ mất. Từ đó về sau nước Chiêm mang mối oán thù với Đại Việt, hể có dịp là khởi binh đánh đòi lại 2 châu ấy.

Có được thì cũng có mất.Vua Anh Tông muốn được hai châu Ô, Rí nhưng không muốn mất Huyền Trần nên mới ra cớ sự. Ngoài ra, nhân vật anh hùng lãng mạn Trần Khắc Chung lưu truyền trong dân gian hoàn toàn khác hẳn với nhân vật Trần Khắc Chung đầy thủ đoạn trong “Đại Việt Sử ký toàn Thư”. Còn Huyển Trân Công chúa ? Theo Đại Nam Thống chí, quyển 16  thì sau khi trở về nước, nàng đã đến tu tại chùa Nộn Sơn thuộc tỉnh Nam Định nhưng không thấy nói vào thời gian nào, lúc còn trẻ hay khi đã về già.

Sự thật mà ta đã biết về Huyền Trân và Trần Khắc Chung chỉ có tính cách tương đối, vì chuyện xảy ra từ thời xa xưa, được lưu truyền trong dân gian, khó kiểm chứng và sử sách thì theo Trần  Trọng Kim tới thế kỷ 13 mới có và do các sử thần trong triều viết theo lệnh vua nên không biết có thiên kiến gì không.

Đền Huyền Trân Công Chúa

 

BẰNG CHỨNG KHOA HỌC

Sự thật chỉ có một nhưng đôi khi nó thay đổi theo thời gian tùy theo quan điểm và sự hiểu biết của người đời. Thời xa xưa, ông Galilé đã suýt phải lên dàn hòa vì dám nói rằng quả đất tròn trong khi mọi người và giáo hội khằng định trái đất bằng phẳng.

Có những sự thật hiển nhiên, khó lòng chối cải, nhất là nhờ khoa học hiện đại tiến bộ, đã giúp tìm ra bằng chứng cụ thề dễ dàng. Kỹ thuật phân tích DNA trong tế bào con người là một thí dụ cụ thể. Năm 1998, việc phân tích DNA di truyền của các thế hệ sau  đã làm sáng tỏ dư luận đồn đảỉ về thống thống thứ ba của Hoa Kỳ Thomas Jeffferson (từ năm 1801 đến 1809) là cha đẻ của it nhất một trong những đứa con của cô nô lệ  Sally Hemings, trẻ hơn ông những 30 tuổi. Tổng thống Jefferson là người rất có công trong việc xây dựng nước Mỷ hùng cường, là cha đẻ của Bản Tuyên Ngôn Độc lập Hoa Kỳ, của đạo luật bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân Virginia bấy giờ và là người đã mở mang bờ cỏi qua việc mua lại vùng đất Louisiana rộng lớn từ Napoléon năm 1803.

Ngày nay, chỉ cần một sợi tóc, một vết máu là người ta có thể tìm ra tông tích, đặc tính của một người, nguyên nhân cái chết có phải vì bị đầu độc hay không. Tuy nhiên, sự nhầm lẩn vẫn có thể xảy ra. Phân tích sợi tóc của Napoléon năm 1961 đã khiến người ta tin vảo giả thuyết cho rằng vị Hoàng Đế tham vọng lẩy lừng của nước Pháp đã bị đầu độc vả chết vì chất Arsenic trong khi bị lưu đầy tại đảo St. Helena sau khi bị đánh bại bởi quân Anh năm 1815. Gần đây, với sự nghiên cứu ti mỉ hồ sơ bệnh tật của Napoleon, cái bí mật 200 năm về trước đã được phơi bày: ông chết vì chứng ung thư dạ dảy. Sau này, không biết còn bí mật nào nữa không.

Năm 2009, một vụ ám sát đã gây nhiều chấn động trong giới sinh viên, đặc biệt trường đại học nổi tiếng Yale của Hoa kỳ và cộng đồng người Việt  Hải Ngoại. Cô Annie Lê, 24 tuổi, một sinh viên cao học dược khoa đầy triển vọng đã biến mất vào ngày10 tháng 9, năm ngày trước hôn lể của cô với một sinh viên cao học Mỹ. Xác cô, tìm thấy ngày 13 tháng 9, bị nhét kín bên trong một bức tường vùng basement của phòng thí nghiệm trường Yale, nơi nuôi giữ các con vật dùng trong nghiên cứu.

Dựa vào bằng chứng những lần gạt thẻ ra vào khu vực phòng thí nghiệm, người ta nghi ngờ Raymond Clark III, 24 tuổi, một nhân viên chuyên lo dọn dẹp, chăm sóc chuồng nuôi sinh vật. Nơi anh làm việc rất gần chổ cô Annie tiến hành công trình cao học của mình. Rồi ngày 17 tháng 9, anh này đã bị bắt với tội mưu sát cô Annie Lê sau khi không qua được trắc nghiệm với máy nói dối [lie detector]. Những vết thương do cào cấu trên ngực anh, áo quần vấy máu cũng được tìm thấy sau đó và nhất là nhân viên điều tra so sánh các mẩu DNA lấy từ tóc, móng tay, nước miếng anh ta với hơn 150 mẫu bằng chứng từ nơi phát hiện thi thể cô Annie Le và đổng thời biết rằng cô đã bị bóp cổ dử dội cho đến chết.

Cô Annie Lê thành công trên đường học vấn, còn anh Raymond chỉ là nhân viên chuyên dọn dẹp, chăm sóc thú vật trong phòng thí nghiệm, anh này cũng được biết nhiều trước đó vì tính vô cùng nóng nảy. Chuyện gì đã sảy ra giữa hai người? Chỉ có anh này biết mà thôi. Tuy bằng chứng rành rành nhưng anh vẫn tuyên bố mình vô tội và tòa  án cứ kéo dài cho đến một năm sau,tháng 9 năm 2010 vẫn chưa thấy tuyên án cụ thể. Vậy thì, đâu là sự thật?

 

GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG

 

Năm 2007, văn sĩ người Ba Lan Krystin Bala, 34 tuổi, bị kết án 25 năm tù vì đã hành hạ rồi ám sát một thương gia cùng xứ. Xác ông này đã được tìm thấy ở  sông Oder. Bằng chứng để kết tội chính là cuốn tiểu thuyết đầu tay “Amok” Bala đã viết năm 2003, hai năm sau vụ ám sát. Trong đó hắn đã mô tả tỉ mỉ tội ác giết người ở mức độ mà chỉ thủ phạm hay cảnh sát mới có thể biết được và nhất là cách trói nạn nhân đặc biệt lại y hệt trên thi thể  ông thương gia nói trên. Sau đó những bằng chứng khác mới phơi bày như Bala còn giữ cell phone của nạn nhân và mối liên hệ của ông này với vợ trước của Bala.

 

ĐỊA NGỤC MÔN : CHỈ CÓ TRỜI BIẾT

Cũng có những sự thật mà tìm nó là một vấn đề nan giải, nhiều khi bế tắc vì phải dựa vào lời kể lại của các nhân chứng. Cuốn phim “Rashomon” (Địa  ngục môn, 1950), tuyệt tác của đạo diễn Akira Kurosawa, đã giới thiệu nghệ thuật phim ảnh Nhật tới khán giả Tây phương và gây sửng sồt bất ngờ nơi họ khi phim đã phản ảnh cái  “Chỉ có Trời biết” đó. Chuyện như sau:

Nhân một dip trú mưa bảo tại Địa Ngục Môn đổ nát, ba người đàn ông: một người đốn củi, một ông sư, một người dân giả trong bộ tộc gặp nhau và có dịp bàn tán về vụ án vừa xảy ra trong đó một cặp vợ chồng trẻ băng qua cánh rừng nhỏ rồi vợ bị hiếp, chồng bị giết. Khởi đầu, ông đốn củi nói rằng khi vào rừng, ông thấy một xác chết, bèn thông báo cho cảnh sát. Sau khi điều tra, họ tìm ra một nghi can, đó là tên ăn cướp với con ngựa trắng vừa đánh cắp.

 

 

Theo lời kể lại của ông đốn củi, vắn tắt sau đây là lời khai của những người trong cuộc tại phiên xử  với nhiều mâu thuẩn:

- Tên ăn cướp nói hắn trói người chồng lại và định hiếp người vợ nhưng người vợ van xin hắn hảy đấu kiếm với chồng để cô khỏi xấu hổ vì biết đến hai người đàn ông trong đời. Tên này bằng lòng và ông chồng bị chết sau đó, người vợ bỏ chạy.

- Người vợ lại khai sau khi bị hiếp, cô khóc và van xin chồng thứ lổi.  Ông đã lạnh lùng nhìn cô. Cô cởi trói cho chồng và xin chồng giết mình để giải thoát cô khỏi mặc cảm tội lổi. Ông vẫn lạnh lùng không nói một lời. Cô ngất xỉu với con dao trên tay. Khi tỉnh dậy thì thấy chồng đã chết với dao cắm vào ngực, có lẻ vô tình đã xảy ra khi cô ngã xuống xỉu.

- Người chồng đã chết nhưng với cách gọi hồn thời đó đã nhập vào  một người trung gian và khai rằng: sau khi hiếp vợ ông, tên cướp bảo cô đi theo hắn, cô chìu theo nhưng yêu cầu tên cướp giết chồng đề cô khỏi xấu hổ vì biết đến hai người đàn ông. Tên cướp sửng sốt với đề nghị ghê gớm đó và cho ông chồng chọn tha hay giết vợ. Vợ bỏ chạy, ông đươc thả và tự tử với con dao của ông. Sau đó, có ai đó đã rút con dao đi.

Tóm lại.cả ba người trong cuộc đều nhận mình đã gây nên cái chết. Sau khi kề xong, ông đốn củi nói thêm rằng: ông chồng chết đó đã nói láo vì ông ta bị giết bởi lưỡi kiếm chứ không phải con dao. Ông đốn củi thú nhận là đã nói dối với ông sư và người dân dả rằng ông không biết gì nhiều. Thật sự ông là nhân chứng cùa vụ hiếp và án mạng nầy. Ông kể:

Tên cướp hiếp người vợ xong rồi van xin cô hãy lấy hắn. Cô vợ đề ông chồng tự do rồi tiếp tục khóc. Ông chồng nói ông không thích chết vì một người đàn bà xấu xa như cô. Người vợ tiếp tục khóc to hơn. Chồng bực mình bảo cô im. Tên cướp thấy tội nghiệp cô. Cứ thế cô đã khơi dậy sự tức giận giữa hai người đàn ông, làm họ đánh nhau vì cô. Cuối cùng chồng chết, vợ bò chạy, tên cướp lấy khầu kiếm và bỏ đi.

Vậy ai là thủ phạm giết người chồng? Và tình huống cùa người đàn bà lúc đó như thế nào? Cô có thương chồng, có thấy nhục nhã hay là đồng tình với tên cướp ?...Cùng một sự thật nhưng đã được kể lại hoản toàn khác nhau. Lòng người thật phức tạp. Ai là người khai đúng sự thật? Tại sao họ lại nói dối quanh co?  Tùy bạn xét đoán!

 

CHUYỆN CỦA HAI NGƯỜI : THẮNG VÀ THUA

Năm 1991, tổng thống George Bush đề nghị tiến cử ông toà Clarence Thomas , một người da đen bảo thủ vào Tối cao Pháp viện để thay thế ông toà Thurgood  Marshall về hưu. Khi đề nghị này chuyển qua Thượng nghi viện để cứu xét thỉ Anita Hill, một nữ giáo sư, cùng màu da với ông Thomas, dạy ở trường Đại học Oklahoma, ra mặt tố cáo ông đã có những hảnh vi sách nhiểu tình dục đối với cô trong những năm ông còn là xếp của cô trong một hội đồng.

Cả hai người cùng các nhân chứng đã ra điều trần trước Thượng viện và diển tiến của các buổi này đã được trực tiếp phổ biến qua hệ thống báo chí, truyền thanh và nhất là truyền hình. Tất cả các chi tiết nhỏ nhặt, riêng tư của hai người bị phô bày trước công chúng. Tố qua tố lại, bà nói gà, ông nói vịt, không biết đâu là sự thật. Tội nghiệp cho cả hai bên mang tiếng là học thức cao, có chức vị mà chuyện riêng tư , lẽ ra phải được coi trọng giữ kín, nay lại bị đem ra mổ xẽ trước con mắt hăm hở xoi mói của búa rìu dư luận một thời. Cuối cùng ông Thomas tai qua nạn khỏi, trở thảnh ông tòa Tối cao pháp viện, còn cô Anita Hill bị thua cuộc, trở về dạy học.

 Nhưng mất cái này thì được cái khác: cô trở thành người ảnh hưởng mạnh mẻ trong việc thúc đẩy phụ nữ dấn thân vào môi trường chính trị và gây sự lưu ý trên toàn nước Mỹ về vấn đề sách nhiểu tình dục ở chổ làm việc. Cô được mời đi diển thuyềt ở nhiều nơi. Năm 1992 được chọn là năm của phụ nữ vì số các bà ra ứng cử và thắng trong các cuộc bầu bán để giữ những chức vụ quan trọng trong xả hội đã đạt kỷ lục vào thời đó. Các vụ thưa kiện có liên quan đến vấn đề sách nhiểu tình dục đã tăng gấp đôi từ  6,127 vụ trong năm 1991 dến 15,342 vụ trong năm 1996. Số tiền bồi thường cho phụ nữ nạn nhân tăng gấp bốn trong khoảng thời gian nói trên.

 

TOÀ ÁN  LƯƠNG TÂM

Có lẻ trong vụ Thomas và Anita , ngưòi thắng lớn nhất là giới truyền thông với  kiểu phóng sự,truyền hình trực tiếp độc đáo, moi móc đủ chổ để thoả mản tính hiếu kỳ của người đời. Những tiêu biểu sau đó như vụ án giết vợ O.J Simpson  hay vụ tổng thống Bill Clinton với cô Monica Lewinsky. Những việc động trời như vậy tưởng chừng như những người trong cuộc phải chịu ảnh hưởng hoặc ám ảnh dằn vặt suốt đời, nhưng theo thời gian, mọi sự phai dần , người ta nhớ đấy nhưng không với một mức độ trầm trọng như xưa. Cựu tổng thống Clinton vẩn phây phây kiếm thật nhiều tiền nhờ được mời đi diển thuyết khắp nơi, vẫn được nhiều người mến mộ. Chỉ tội cho cô Monica , cuộc đời xuống dốc và chìm trong quên lãng.

 

                                                  

 

Nhưng không phải người đời ai cũng giống ai, mỗi người có một lương tâm . Trước tội lỗi, tiếng gọi của lương tâm có thể khác nhau. Có người chưa bị bắt mà đã khai “ lạy ông tôi ở bụi này”, có người chứng cớ rành rành mà vẫn nhơn nhơn “ tôi hoàn toàn vô tội”.

Cách đây vài năm, ở Dallas, Texas, một ông già da đen 60 tuỗi , sống lang thang, đã tìm đến bót cảnh sát và thú tội mình đã  giết người cách đó 17 năm. Theo trung úy cảnh sát Kevin Perlich, ông già David Lee Patterson  bảo rằng “ông có vấn đề về tinh thần, luôn thấy phiền muộn và đó là lý do xui khiến ông  phải  sống một đời trong khổ sở”. Tháng 5/1991, sống trên đường phố Portland, Oregon, ông bị hai người đàn ông da trắng kỳ thị màu da tấn công. Patterson đã vớ lấy khẩu súng và bóp cò khiến cho một tên, Eric Lamon, 21 tuổi trúng đạn vào lưng và sau đó chết trong bệnh viện. Tòa án cho rằng, chính sự dày vò cắn rức lương tâm đã thúc đẩy Patterson phải thú nhận tội lỗi trong quá khứ của mình. Nói chung, người có suy nghĩ, có lương tâm ắc hẳn phải thận trọng trong ý nghĩ, hành vi để tránh làm khổ, dằn vặt chính mình và trước búa rìu dư luận. Tuy nhiên, cũng chính lý lẻ của lương tâm đôi khi đã thúc đẩy người ta dấn thân làm những việc mà người khác nhìn vào cho là sai quấy, dại dột.

 

SỰ THẬT TRONG ĐỜI SỐNG

Đi tìm sự thật là một nhu cầu cần thiết trong đời sống gia đình, xả hội hay nhân loại nói chung, nhẳm bảo đảm quyền được sống, được tự do của con người trên căn bản công bằng, từ bi, bác ái. Hiểu theo tinh thần Phật giáo, vạn vật kể cả thân xác và tâm thức của con người đều có thể thay đổi theo thời gian và bị chi phối bởi” nhân duyên sinh nghiệp báo”; cuộc đời này chỉ là tạm bợ, khi chết đi có ai mang theo được gì đâu. Từ đó, ta sẽ có cái nhìn, xét đoán khoang nhượng, bớt khắt khe đối với người khác. Riêng bản thân, làm sao tránh khỏi những lầm lổi sảy ra trong cuộc đời, hảy đối diện với sự thật rồi dứt khoát và tìm cách sửa đổi mình và “đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã”.

Hằng ngày, biết bao việc sảy ra trên thế giới. Chung quanh ta, tai nghe mắt thấy lắm điều. Ngoài hệ thống chính quyền ra, truyền thông, báo chí, sách vở, thư từ, chuyện trò là những phương tiện nhằm giúp con người thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu sự thật. Nhưng có phải tất cả những gì mình biết, mình đọc, mình nghe, mình thấy là nói lên đúng sự thật của vấn đề không? Chưa chắc! Có những việc “thấy vậy mà không phải vậy”. Có những điều mà nói ra thì “sự thật mất lòng” thành ra không bao giờ nói. Có những sự thật bị bóp méo theo định kiến, thiên kiến của người nói, ngưới viết, ngưòi khai.” Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo”. Có những sự thật mà mình không bao giờ nên nói hay” bới lông tìm vết” vì chẳng đáng, chẳng lợi ích gì cho ai mà còn gây thêm đau khổ hay chia rẽ giữa người với người. Có những sự thật mà chỉ có thởi gian mới trả lời thôi, gây chua xót cho người trong cuộc hoặc quá muộn cho người oan ức đã ra người thiên cổ.

Thế gian lắm điều. Sự thật nhiều khi khó đoán. Trong cuộc sống hẳng ngày, ai cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết mà chưa xong, thì hơi đâu chi li để ý tất cả mọi chuyện” phải cho ra lẻ”. Đôi khi phải biết lờ đi cho cuộc đời bớt khổ.

Hồi còn nhỏ, tôi có đọc đâu đó một chuyện ngắn. Đại khái như thế này: Có một nhà bác học phát minh được một cái máy đeo vào người, nó sẽ cho biết sự thật người đối diện nói chuyện với mình đang nghĩ gì trong đầu. Ông rất vui mừng trước sự thành công của nó sau khi đã thử nghiệm với nhiều người trong giao tiếp ngoài xả hội. Thế rồi một ngày nọ, ông mang máy về nhà. Cô vợ trẻ đón chồng trong âu yếm. Bất chợt, tín hiệu nơi máy báo cho ông biết ý nghĩ của cô “Chán cái lảo này quá! Đã già mà lại xấu nữa chứ !”. Ông khựng lại trước ngỡ ngàng của vợ “Anh mệt hả, để em đi lấy nước mát cho anh uống nhé”. Máy lại “nói xấu” vợ nhiều hơn nữa. Trái tim ông đau thắt. Suy tư một mình trong khoảnh khắc, ông tỉnh táo trở lại. Tìm đến vợ, ôm nàng trong vòng tay, ông mơn trớn : “Anh biết em thương anh, em lo cho anh lắm. Nhưng thôi, đừng bận tâm làm cơm, hảy vào trang điểm sửa soạn rồi mình đi ăn tối ngoài tiệm em nhé!”. Ông đã làm một quyết định quan trọng: đập vỡ công trình phát minh của mình, chiếc máy đã cho ông biết sự thật!
 

Cô Tâm Đoàn

Minnesota, Xuân 2011

"Đi Tìm Sự Thật" qua các tài liệu tham khảo, trích dẫn:

- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Nhiều Tác Giả

- Các Websites trên mạng

 

 

 

 

 

Báo Xuân Tân Mão 2011 - HCHS Trung Thu