Trang 6

Trước thềm năm mới,
Hội CHSTT kính chúc thầy cô,
mến chúc các bạn hữu và gia quyến,
một năm Đinh Hợi an khang thịnh vượng

 

 

hay


(Tiếp Theo)

Khi ba má Toàn lục đục thức giấc th́ tôi cũng dậy theo dù chưa đến 6 giờ. Tôi sắp xếp lại mùng mền cẩn thận để vào một góc căn gác. Trời chưa sáng mà đă nghe tiếng xe, tiếng người kêu ơi ới ngoài đường. Ba Toàn bắt tôi phải ngồi uống cà phê, ăn sáng với ông bà rồi mới được đi. Cái số tôi đúng là đi đâu cũng có người gọi cho ăn. Tưởng bà già làm ở nhà, không ngờ bà chạy qua tiệm hủ tiếu gần đó mua hằm bà lằng bánh bao, xíu mại, bánh tiêu, dầu cháo quảy ... và ba ly cà phê sữa nóng bày ra đầy một bàn.

Ăn sáng xong, tôi cảm ơn và chia tay với ông bà. Bà căn dặn tôi là thế nào cũng ghé lại chơi khi từ Hà Tiên trở lại Rạch Giá. Thương bà già quá chừng! Tôi ngoắc chiếc xích lô đạp nhờ đưa ra bến tàu, chỉ chừng 15 phút là đến nơi. Ghe thuyền nơi đây rất ư là tấp nập, tàu đánh cá, tàu buôn, đủ cở đủ loại. Sau khi mua vé và biết đích xác con tàu ḿnh sẽ đi, tôi dạo một ṿng bến tàu để chụp h́nh. Chỉ dăm phút là xong!

 

Thời gian như ngừng trôi. Ngồi hoài, uống đă hết ly cà phê, mà đồng hồ chỉ mới 7giờ30. Mùi thịt nướng của hàng cơm tấm trước cửa đă làm con t́ con vị của tôi bừng bừng nổi dậy. Thế là tôi lại làm thêm một dĩa cơm sườn. Ăn xong, uống hết mấy tách trà mới thấy mấy người bán vé gọi lên tàu. Kêu tính tiền xong, tôi ghé vội hàng thuốc lá lấy thêm một gói thuốc rồi mới thong dong bước lên tàu, cầu thang có tay vịnh đàng hoàng. Lên tàu đă thấy bà con an vị gần hết. Những chỗ tốt trên boong có ghế ngồi và mái che đă bị chiếm giữ. Vào hầm tàu th́ chỉ thấy toàn thùng hàng, mùi dầu nhớt trong lối đi đen kịt. Ṿng trở lên boong, tôi ké được vào cái băng ghế dài ngoài trời. Thôi thế cũng c̣n may, tôi tự an ủi!

Trong khi đi ṿng quanh tàu, tôi chấm được một nơi có thể trú nắng lúc cần. Đó là cái mái hiên của pḥng khách con tàu. Trong pḥng khách có nhiều hàng ghế đă đầy nghẹt người. Lúc lăng xăng đi thám hiểm mọi nơi trên tàu t́m pḥng vệ sinh, tôi mới phát hiện ra là pḥng vệ sinh này có t́nh trạng như các nhà vệ sinh công cộng khác trong thành phố. Nghĩa là không có giấy vệ sinh, cầu lúc nào cũng nghẹt, mùi nước tiểu nực nồng,..., tôi c̣n đau khổ nhận ra thêm một chuyện nữa là tàu không có nơi bán nước hay trái cây ǵ hết. Từ sáng giờ tôi ăn uống đủ thứ, trời c̣n sớm nên chưa thấy khát, chứ chốc nữa trời nắng gắt th́ tôi lấy ǵ mà cầm cự. Hồi năy mấy đứa trẻ mời tôi mua mấy lon nước ngọt, tôi lại từ chối v́ ngại xách nặng. Đúng là chết cả mấy cửa!

Đứng tại chổ nh́n qua máy h́nh như t́m cảnh đẹp, tôi quan sát từng nhóm học sinh đi chung với nhau, các con buôn, ... Tôi đă t́m thấy người tôi có thể nhờ cậy. Đó là gia đ́nh một bà cụ độ 60 vẻ mặt hiền từ, đi chung với một thiếu phụ độ 30 với nét mặt sắc sảo, và một cô gái chừng 20 có mái tóc búp bê. Ai cũng đeo kính mát nên tôi không rơ mặt cho lắm. Có lẻ quen thuộc chuyện đi tàu cho nên ngoài nước ngọt, trái cây, tôi thấy họ c̣n mang theo cả màn để che nắng. Tôi vờ đến gần bên chỗ bà cụ ngồi và hỏi thăm bâng quơ là cụ đi Hà Tiên về thăm gia đ́nh hay thế nào. Có lẻ nhờ trông mặt mày tôi không ba trợn cho lắm, nên bà cụ vui vẻ trả lời các câu hỏi của tôi. Chỉ chờ bà cụ hỏi tôi là ai và đi Hà Tiên làm ǵ, là tôi mở máy cho bà cụ biết là ḿnh đi t́m tài liệu để viết luận văn ra trường.

Tôi kể bà nghe về đời sống sinh viên, đời sống gia đ́nh, các chuyến du lịch của tôi, bà có vẻ thích thú lắm và...



 

không ngần ngại giới thiệu cô con dâu ngồi kế bà và cô cháu họ. Cả ba về Rạch Giá ăn Tết với đại gia đ́nh, nay trở lại Hà Tiên. Con trai bà là Phó Trưởng Ty Quan Thuế Hà Tiên, cô cháu là giáo sư Việt Văn Đệ Nhất Cấp. Có lẻ sợ tôi đứng mỏi chân, bà kêu hai cô gái ngồi gần lại với nhau hơn để bà nhích vào, nhường cho tôi một chỗ vừa đủ kê cái mông. Sau hơn hai tiếng chỉ đi và đứng, bây giờ được ngồi trong bóng mát, thật là sướng làm sao!

Bà cụ, gia đ́nh hai cô đều là người Rạch Giá lâu đời nên hiểu biết rất nhiều về Hà Tiên. Nhân dịp này tôi mới đưa ra vài điều thắc mắc nhờ bà và hai cô gái giải đáp, cũng là một dịp làm quen.
- Thưa bác, chữ Hà Tiên nghĩa là sao và do đâu mà có?
- Hà Tiên là do mượn cái tích nàng tiên hiện trên sông. Lúc trước Hà Tiên c̣n có tên là Phương Thành, Cảng Khâu. Hà Tiên có được như ngày nay là do công khai thác của Mạc Cửu, và công mở mang của Mạc Thiên Tứ, vào đời ông nầy đất Hà Tiên ăn xuống giáp biển Bạc Liêu.

Tôi nhanh nhẹn hỏi tiếp:
- Thế ngày c̣n trẻ bác đă đi thăm hết các thắng cảnh của Hà Tiên chưa ?!

Bà già cười hớn hở như được găi đúng chỗ ngứa:
- Ồ đi nhiều chứ cậu, và mấy cảnh đó tui c̣n nhớ nằm ḷng. Mấy đứa này c̣n chưa chắc biết nhiều bằng tui v́ sau này chiến tranh lan tràn, đi lại khó khăn.

Hai cô gái thấy câu chuyện có vẻ hào hứng nên cũng nhảy vô góp chuyện:
- Vậy má thử kể sơ mấy cảnh đẹp má đă đi qua coi.
- Đúng đó d́ Sáu, d́ Sáu kể cho tụi con nghe đi.


Bà già nghe hai cô hỏi, tôi đứng ngoài tâng thêm nên hắng giọng kể liền:
- Các cảnh đẹp của Hà Tiên th́ nhiều lắm, nhiều hơn mười cảnh đẹp mà tụi con biết đến qua sách vở. Nhưng thôi ḿnh hẳn tạm kể Hà Tiên Thập Cảnh mà Mạc Thiên Tích ca ngợi trong thơ văn trước đi.

Tự nhiên được kể cho nghe chuyện cần biết, tôi vội vàng:
- Dạ bác chờ con lấy giấy bút ra ghi một chút.

Bà già càng khoái chí v́ có người chịu nghe mà c̣n ghi lại:
- Cậu đừng có lo, tui kể từ từ cho cậu chép. Có thể không theo thứ tự nhưng mười cảnh đó có tên là như vầy.



                             ***

Cảnh thứ nhất là ĐÔNG HỒ ẤN NGUYỆT: Gọi là "hồ", nhưng nếu chúng ta đứng tại chợ Hà Tiên nh́n vào th́ không giống như Hồ Hoàn Kiếm, hay Hồ Tây, v́ phía trong có vàm Gianh Thanh, phía ngoài có cửa biển Kim Dự. Theo lẻ phải gọi là "phá" mới đúng. Nhưng nếu chúng ta lên mạn núi Ngũ Hổ nh́n xuống, núi Tô Châu như dính liền với rặng đồi Kim Dự và dăy núi B́nh San th́ không c̣n thấy cửa biển nữa. Nh́n như thế mới đúng là hồ. Muốn được xem cảnh "ấn nguyệt", trăng in xuống hồ, th́ phải chờ đến đêm trăng.

Cảnh thứ hai là B̀NH SAN ĐIỆP THÚY: B́nh San là núi như tấm b́nh phong, điệp thúy là sắc xanh lớp lớp, cũng gọi là Núi Lăng, v́ trên ấy c̣n di tích lăng tẩm của các mệnh phụ và triều thần họ Mạc.

 

Cảnh thứ ba là GIANG THÀNH DẠ CỔ: tiếng trống cầm canh ban đêm chổ đồn lính thú bên bờ sông Giang Thành. Sông Giang Thành bắt nguồn từ vùng Sài Mạt, Làng Quỳnh trên địa phận Cao Miên. Đồn lính thú đó có lẽ dẹp từ lâu, nên nay chẳng c̣n tiếng trống đêm khuya nữa. Mà cháu biết hôn, tiếng trống, tiếng chuông buổi sáng hay đêm khuya bao giờ cũng là một gợi hứng cho thi nhân, nhạc sĩ. Như bài thơ Đường về tiếng chuông chùa nơi Hàn Sơn Tự, rồi mấy bản cổ nhạc Việt Nam như "Dạ Bán Chung Thinh", hay bài cải lương đầu tiên "Dạ Cổ Hoài Lang". Tiếng trống tiếng chuông ngày nay c̣n nghe được ở vài nơi, nhưng rất hiếm.

Cảnh thứ tư là TIÊU TỰ THẦN CHUNG: Tiêu là tịch mịch, Tự là cảnh chùa, Thần là buổi sáng sớm, Chung là tiếng chuông. Đây là ngôi chùa ngày xưa Mạc Cửu xây cho mẹ tu hành. Sau đó bà tọa hóa trước Phật đài. Di tích c̣n đôi chút như bức vách chùa Tam Bảo, tô hồ theo lối xưa. Trừ chổ vách ấy ra, chùa Tam Bảo này là mới tạo. Thần Chung là tiếng chuông buổi sáng. Nay không c̣n chùa và cũng vắng tiếng chuông, chỉ c̣n lại chùa mới cất sau này trên nền cũ Tam Bảo.

 

Cảnh thứ năm là THẠCH ĐỘNG THÔN VÂN: Động đá trước khi vào thành phố Hà Tiên, nếu đi th́ sẽ thấy nó ở bên trái con đường đi vào. Con người đă không biết tôn trọng hay tô điểm thiên nhiên, mà lại c̣n đi phá hoại. Bên trong động rộng răi thênh thang, nhưng người ta đă cất trong đó một ngôi chùa gỗ lợp ngói làm xấu hẳn cảnh thần tiên của Thạch Động. Ngày xưa Thạch Động "Thôn Vân" nghĩa là nuốt mây. Ngày nay đâu c̣n cảnh đẹp ấy nữa. Theo ư d́ th́ chùa nên cất ở ngoài để cho động giữ được tính chất thiên nhiên.

Cảnh thứ sáu là KIM DỰ LAN ĐÀO: Kim là vàng, Dự là ḥn đảo nhỏ, Lan là ngăn chận, Đào là sóng to. Nay đảo nhỏ không c̣n nữa v́ đă được nối với đất liền, hiện nay là vùng có pháo đài.

Cảnh thứ bảy là NAM PHỐ TRÙNG BA: Sóng nước lặng lẽ nơi băi biển phía Nam (vũng Nam sóng lặng). Nam Phố là tỉnh lỵ Hà Tiên, ngồi ở hướng Tây Bắc ngó qua hướng Đông Nam. Cuộc đất ngồi ở huớng Bắc ngó ra hướng Nam, cho nên quanh theo băi biển gọi là Nam Phố. Nam Phố là băi ở phía Nam để đối với Đông Hồ là hồ ở phía Đông. Ai đă từng biết cảnh Đông Nam ở biển Hà Tiên rồi th́ mới hiểu dụng ư của thi nhân. Đến mùa gió Đông Nam, từ tháng tư đến tháng bảy, vừa mưa vừa giông, vừa sóng vừa gió, băi Nam Phố thật là cảnh non bạc trùng trùng, duy tại Băi Ớt mới quả thật là "băi biển trắng phau, sóng bạc ngàn tầm", và "trừng ba" đây là dụng ư thi nhân tả cảnh Băi Ớt...
            Đọc Tiếp

                    Nguyễn Đức Trọng & Thanh Đan

 

Bấm nút để điều khiển nhạc

 

 

 
     
     

    Trang Trước    1, Mục Lục, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24   Trang Kế 

  Trang Chính   Hội Ngộ 2007 Houston