Trang 7

Trước thềm năm mới,
Hội CHSTT kính chúc thầy cô,
mến chúc các bạn hữu và gia quyến,
một năm Đinh Hợi an khang thịnh vượng

 

 

hay


(Tiếp Theo)

Cảnh thứ tám là LỘC TRĨ THÔN CƯ: Muốn xem cảnh này th́ phải đi ra khơi, lúc trở về, từ xa nh́n vào mới thấy đất liền hiện lên Mũi Nai rất rơ. Cách hướng tây tỉnh lỵ 8km. Cây cua (giải thọ) treo ở sườn non. Ngọn bút cận kề sông Hán. Vượt ở đất bằng mà gối nơi băi biển, suối nước ngọt, ruộng đất tốt, nhà cửa quanh quẩn dưới chân núi.

Cảnh thứ chín là LƯ KHÊ NGƯ BẠC: Nay không c̣n cảnh khe nước mà bây giờ người ta gọi là Rạch Vượt, chổ thuyền đánh cá đỗ bến.

Cảnh thứ mười là CHÂU NHAM LẠC LỘ: Lộ là c̣, Lạc là đáp, đây là núi đá thạch nhủ có chất tinh quang chói lấp lánh như châu ngọc, nơi có đàn c̣ đáp xuống nghỉ cánh.

 

 

 

 

 

 

Càng nói bà như càng trở nên hứng khởi, say sưa! Mặc dù bà nh́n tôi, nhưng tôi có cảm tưởng như đôi mắt bà đang nh́n về một chốn xa xăm nào đó .... Hai cô gái ngồi kế bóc cam, bóc quít mời bà ăn cho thấm giọng. Dĩ nhiên là tôi cũng được ké theo. Để bà nghỉ mệt, tôi xin phép ra ngoài làm một điếu và đi bộ cho giăn gân. Tôi thầm nhủ, đúng là số ḿnh may, v́ có người chịu kể chuyện xưa cho nghe, mà lại là câu chuyện ḿnh cần nữa chứ. Lúc quay lại thấy bà già như đang có ư mong đợi. Tôi chuyện tṛ, thăm hỏi thêm về gia đ́nh, con cái của bà, bà có vẻ cảm động, kể tôi nghe đủ chuyện rồi xoay qua hỏi thăm chuyện t́nh cảm của tôi. Tuy ngồi nh́n nơi khác nhưng tôi biết là cô con dâu và cô cháu bà đều lắng nghe câu trả lời của tôi:

- Dạ cháu c̣n chưa tính chi. Phải đợi ra trường, rồi đi làm th́ mới tính được thưa bác.

Trời đă vào trưa, ánh nắng gay gắt rọi ngay trên đầu, ai nấy đều quạt phành phạch. May mà c̣n có gió trên boong, chứ những người trong hầm tàu th́ nóng biết bao. Bà con chung quanh tôi bắt đầu đem bánh ḿ, xôi, bánh ngọt ra ăn. Hai cô gái lấy bánh tét, mứt ra mời bà già và tôi ăn cho đở đói. May mà tôi tấp vào gia đ́nh này và được hưởng theo, chứ ngồi mắc cỡ chịu trận th́ chỉ nội cái màn khát nước cũng đủ chết trong chuyến đi này.

Đây là một loại thuyền cận duyên, đi ngoài biển nhưng gần bờ, chỉ cách bờ từ 1km đến 3km mà thôi. Năy giờ tôi vẫn thấy thấp thoáng dáng bờ biển, cây cối, núi đá, nhà cửa ở xa xa. Lâu lâu thấy cảnh nào đẹp, tôi chụp vội một tấm. Tôi cũng xin được chụp h́nh bà cụ với mọi người trong thuyền, một tấm tổng quát và một tấm thật gần để có dịp nh́n cho thật rơ cô cháu gái của bà. Cô nàng đội khăn phủ gần hết đầu, rồi lại mang đôi kính mát che gần cả khuôn mặt. Tôi chỉ thấy được làn da trắng, hàm răng đều đặn, đôi môi vừa vặn, cặp má hồng, … cô giáo này trông dáng dấp xinh xắn và dể thương quá! Tôi thầm hy vọng dưới cặp kiếng mát ấy không phải là đôi mắt thích "đánh nhau", hay dưới tấm khăn che đầu là … "Ḿnh chẳng có ǵ với người ta nhưng sao cứ vẫn cứ suy nghĩ vẫn vơ thế này hở trời!"






 

 

Sau khi uống nước, ăn trái cây cho đỡ khát xong là bà tiếp tục giảng cho tôi nghe về Hà Tiên. Tôi được biết thêm rất nhiều điều ngoài sách vở đă học như nguồn gốc của Mạc Cửu, rồi những thành tích của con là Mạc Thiên Tích, những thay đổi của Hà Tiên, v.v. Nhờ buổi nói chuyện hào hứng này, tôi cảm thấy đoạn đường như ngắn lại. Thêm một điều thú vị cho tôi là thời giờ qua mau nhờ tôi luôn cố gắng tưởng tượng cho ra khuôn mặt thật của cô giáo dạy Việt Văn trẻ tuổi ngồi ở đầu bên kia chiếc chiếu, cách tôi những hai người.

Nhớ đến nhân vật Mạc Thiên Tích, tôi thắc mắc:
- Mạc Thiên Tích là con Mạc Cữu, nhưng trong nhiều sách lại thấy đề là Mạc Thiên Tứ, vậy tên thật của ông là ǵ, bác có biết không?

Bà cụ quay qua cô cháu dạy học:
- Con Điệp, mày có nhớ chuyện này không th́ kể cho cậu đây nghe.
- Con cũng nhớ mang máng chứ hổng nhớ rơ. Cô e ấp che miệng nói.
- Ừa! Th́ mày nhớ bao nhiêu nói bấy nhiêu cũng đủ rồi. Bà cụ khuyến khích.

Cô giáo quay hẳn qua tôi nói nhỏ vừa đủ nghe, dáng chừng như đang e thẹn lắm:
- Mạc Tông là con Mạc Cửu, ban đầu có tên là Mạc Thiên Tích, tự Sĩ Lân, sau lấy tên là Thiên Tứ nghĩa là chữ của vua ban. Mạc Thiên Tứ (1710-1780), kế nghiệp cha làm Tổng Binh Đô Đốc trấn thủ Hà Tiên, được quyền đúc tiền v́ có công giúp Chúa Nguyễn. Năm 1777, ông chạy sang Xiêm La lánh nạn nhà Tây Sơn rồi bị kẹt và bị bức tử nơi ấy. Mạc Thiên Tứ là người văn vơ song toàn. Khi c̣n ngồi trấn ở Hà Tiên, ông có công rất lớn với nền văn hóa. Ông đă lập ra Chiêu Anh Các, và họp với các văn nhân Hoa Việt cùng nhau xướng họa nhiều bài thi c̣n lưu truyền đến nay, đáng kể là bộ Hà Tiên Vịnh Tập.

Tôi nh́n nàng mà như muốn uống lấy từng lời nói. Không biết có đọc được ư nghĩ của tôi hay không mà tôi thấy mặt nàng ửng đỏ lên và nàng cúi đầu nh́n xuống chân. Sợ nàng giận nên tôi lái câu chuyện qua với bà cụ:
- Thưa bác, vậy chớ bác có c̣n nhớ bài thơ nào nói về những cảnh đẹp của Hà Tiên không?
- Để tui đọc cậu nghe bài tui nhớ nhiều nhứt nghe. Bài này của ông nhà văn, nhà thơ Lâm Trác Chi sinh sống ở Hà Tiên. Ổng mê Hà Tiên đến nổi lấy một địa danh của Hà Tiên làm biệt hiệu của ḿnh – Đông Hồ. Bài thơ của ổng như vầy nè:

          Hà Tiên Thập Cảnh

Mười cảnh Hà Tiên rất hữu t́nh
Non non nước nước gẫm thêm xinh
Đông Hồ, Lộc Trĩ luôn ḍng chảy
Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh
Tiêu Tự, Giang Thành, chuông trống ỏi
Châu Nham, Kim Dự, cá chim đoanh
B́nh San, Thạch Động là rường cột
Sừng sững muôn năm vẫn để dành.


- Thưa Bác, con nghe mấy người lớn nói lại là Hà Tiên có khá nhiều cảnh đẹp, có thể so sánh với những danh thắng khác trong nước. Mà có thiệt vậy không Bác!
- Thiệt chớ cậu! Hồi ông nhà tui và tui c̣n trẻ, ổng có đưa tui đi xe lửa ra thăm Vịnh Hạ Long ngoài Bắc, Lạng Sơn, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, ... trên đường về thăm miền sông Hương núi Ngự, Lăng Cô, Hội An, rồi băi biển Nha Trang, v.v. Hà Tiên này đặc biệt có gần tất cả những ǵ tui đă được xem ở miền Trung và Bắc. Có Đông Hồ đối chiếu với Tây Hồ, sông Giang Thành và B́nh San so với sông Hương và núi Ngự chốn Thần Kinh, cũng có băi cát như Nha Trang, Long Hải, có hang sâu như các động ở Lạng Sơn, có khá nhiều ngọn đá nằm chơi vơi như ở Vịnh Hạ Long, Thạch Động để so với vùng Hương Tích với các ngôi chùa cổ. Đương nhiên là cảnh Hà Tiên không to lớn như cảnh thật ngoài kia, nhưng ở một nơi khuất nẻo như ở đây mà được như vậy là hay quá rồi! Để rồi mấy ngày tới cậu có dịp đi thăm rồi biết.



 

 

Bấm nút để điều khiển nhạc

- Bác và hai chị ở Hà Tiên có biết người nào, nơi nào tổ chức các chuyến đi thăm các thắng cảnh và giảng nghĩa luôn không?
- Tui th́ không biết, may ra mấy đứa nó biết.
- Con chưa nghe nói chuyện đó bao giờ. Cô con dâu thêm vào.
- Để con hỏi lại trong trường. Giọng nói trong trẻo của cô giáo.
- Hay là chiều tối nay cậu ghé chơi, rồi hỏi thăm thằng con trai tui coi có ǵ không?

Tôi nắm ngay cơ hội và nhận lời ngay:
- Dạ, vậy th́ chiều tối nay con xin phép ghé thăm Bác và mấy anh chị. Bác và hai chị cho tôi xin địa chỉ để chút chiều tôi kiếm nhà cho dễ.

Bà cụ và hai cô cười "Nhà ở ngay trước bến tàu, chút nữa lên bờ là anh thấy liền". Th́ ra bến tàu Hà Tiên nằm ngay trước mặt Ty Quan Thuế, Ṭa Hành Chánh. Cạnh đó là ngôi chợ, ngó ra Đông Hồ.
- Mà rồi cậu ở đâu? Cậu có bà con, người quen ở Hà Tiên không?
- Thưa Bác không. Chút nữa lên bờ con xem có khách sạn nào gần đây th́ thuê cũng được.
- H́nh như trên đường Phương Thành có khách sạn Tô Châu, chút nữa anh ghé thử coi. Cô con dâu xen vào chỉ dẫn.



* * *

Nhờ vào một sự t́nh cờ, trường của nàng tổ chức đi ngoạn cảnh trước khi học sinh đi học lại, tôi được dịp tháp tùng theo nàng đi thăm các cảnh đẹp của Hà Tiên. Cứ sau mỗi lần viếng thăm một thắng cảnh, nàng lại đọc cho tôi nghe một bài thơ chữ Hán, của Mạc Thiên Tích, hay của các thi nhân trong Chiêu Anh Các, hay các bài dịch, họa của các thi sĩ Việt Nam. Tôi không ngờ ḿnh lại có diễm phúc như vậy! Chuyện đă quá dài, và trang giấy th́ có hạn, tôi không thể kể hết những chi tiết từng nơi tôi đă ghé thăm cùng nàng, cũng như những kỷ niệm êm đềm của những buổi ăn trưa chung với nhau, những chiều dạo xem ngư thuyền đổ bến ở Rạch Vượt hay lúc đi chân không nơi Băi Ớt ngắm biển êm sóng lặng. Tôi chỉ nhắc lại cái cảm giác tựa như nửa mơ nửa thực, tựa như Từ Thức ngày xưa "lạc lối Đào Nguyên", được tiên nữ dẫn di thăm Thạch Động, núi Tô Châu, Ḥn Chồng.

Buổi tối trước khi rời Hà Tiên, ngồi uống cà phê nói chuyện cùng nàng tại quán Viễn Xứ, tôi cầm tay nàng và hẹn lần tái ngộ vào mùa hè tới. Tôi hứa tôi sẽ về thăm lại Hà Tiên, sẽ tặng nàng một bản tiểu luận để kỷ niệm chuyến đi này, và biết đâu má tôi sẽ đi cùng với tôi xuống thăm má nàng.

      

Nhưng quyển tiểu luận "Phát Triển Du Lịch tại Hà Tiên" chẳng bao giờ có cơ hội thực hiện, v́ cơn hồng thủy lan tràn, xô đẩy tôi lưu lạc xứ người. Và tôi đâu có ngờ rằng măi đến 25 năm sau tôi mới có dịp về thăm lại quê hương. Thời gian 25 năm thật ngắn với ḍng đời, nhưng quá dài với đời sống một người. Biết bao nhiêu thay đổi. Tôi không có can đảm quay về Hà Tiên t́m lại người con gái năm xưa v́ biết rằng ḿnh không có khả năng quay ngược lại ḍng thời gian. Mỗi lần nghe ai nhắc đến hai chữ Hà Tiên là tôi nhớ đến mùa xuân cuối của tôi trên quê hương với tập tiểu luận đang viết nửa chừng, cùng lời hẹn ước không thành ...


                  
Nguyễn Đức Trọng & Thanh Đan

 

 

 
     
     

    Trang Trước    1, Mục Lục, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24    Trang Kế 

  Trang Chính   Hội Ngộ 2007 Houston