Hội Cựu Học Sinh Trung Thu

XUÂN Ý
KHAI BÚT
TRANG BÌA
ÁO  TRẮNG
 CHÚC XUÂN
ĐẦU NĂM ĐÓN LỘC
BÓI QUẺ ĐẦU XUÂN
ĐỐT PHÁO GIAO THỪA
CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT
NGUỒN GỐC CÂU ĐỐI TẾT
NHẠC: MỪNG XUÂN ĐẾN - ĐQT
NHỮNG PHONG TỤC ĐẸP NGÀY TẾT
MÓN ĂN CỔ TRUYỀN Ở CÁC XỨ Á CHÂU
TRANG ĐIỂM DƯỚI NẮNG XUÂN
MÙA XUẦN KHÔNG ĐẾN NỮA
NHỮNG LÁ THƯ KHÔNG TÊN
NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
PHONG TỤC NGÀY TẾT
CON BƯỚM THIÊN THU
CHỢ HOA NGÀY XUÂN
CHUYỆN TÌNH CƯ XÁ
MÓN QUÀ ĐẦU NĂM
CON ÉN MÙA XUÂN
SỰ TÍCH ÔNG TÁO
SỰ TÍCH HOA MAI
BẦU CUA CÁ CỌP
TẾT MIỀN TRUNG
TRUYỆN NGẮN
CHUYỆN CƯỜI
HÁT SẮC BÙA 
THIỆP XUÂN
THỦY TIÊN
LỊCH 2010
BÁNH TÉT
THƠ
HCHS - TT



 

  

 

 

Một cái tết miền Nam sẽ thiếu vắng đi nhiều phong vị nếu trước ngõ không có nhành mai vàng và chái bếp bên hiên nhà đêm 30 Tết không đỏ lửa để nấu một nồi bánh tét.

Dù thời gian có qua đi, biết bao món ngon, vật lạ từ bên ngoài du nhập vào, thế nhưng đòn bánh tét của ngoại tôi, của má tôi ngày xưa đã gói, đã nấu vẫn mãi là một phẩm vật không thể nào thiếu được trong mấy ngày Tết.

Đôi khi tiếc cho một không gian thị thành với những nhà ống lô nhô, với những chung cư san sát. Hào nhoáng đó, nhưng mỗi khi Tết đến xuân về lại như thấy thèm một khoảnh sân vườn ngày xưa. Đủ để kê một bộ ván ngựa bên hiên nhà cho ngoại, cho má bày biện lá chuối, dây lạt, rồi cả thúng nếp vừa mới vút xong đêm qua, thau đậu xanh vừa nấu chín tới để làm nhân, mâm thịt mỡ phơi vừa nắng trong ngần, thi thoảng điểm xuyến một vài miếng hành tím ngắt, vài hạt tiêu đen nhánh.

Nằm dài dưới bộ ván ngựa thể nào cũng có chú mèo tam thể uể oải lười biếng hay chú chó vện lanh chanh, lóc chóc đang hóng hớt chờ được chủ cho một vài miếng nhân bánh thừa thẹo nào đó.

Nhớ da diết hình ảnh má thì gói bánh tét, anh Hai thì hái khế đem nướng lên để lau chùi mấy bộ lư hương, chân đèn. Mới đó đã trở nên xa ngái, như thể là chuyện ngày xửa, ngày xưa! Mà dường như những cư dân ở phố thị ai mà chẳng phải là kẻ xa quê!

Trong những dịp Tết thì mới thấy sự sáng tạo tài tình của người dân miền Nam khi biến tấu đòn bánh cổ truyền. Nếp để gói thì pha chế thêm vào đó lá cẩm tím ngắt, hoặc cho vào lá dứa để được một màu xanh bình dị, dân dã. Nhân cho bánh tét cũng đa dạng không kém. Có một chút nâu nâu của thịt heo nạc, một chút trắng trong ngọc thạch của miếng thịt mỡ lưng, màu vàng đích thị là đậu xanh cà nhuyễn rồi, màu đỏ là của lạp xưởng, màu vàng gạch tôm là của lòng đỏ hột vịt muối… và cả màu đỏ óng ánh hổ phách của bánh tét nhân chuối nữa chứ!

 



Cách chế biến của các bà, các chị cũng công phu không kém. Nếp có thể chỉ cần vút sạch, nêm nếm vào đó ít muối, ít tiêu hành, người miền Tây thì hay cho vào đó một ít dừa nạo. Cũng có người tỉ mẩn đem dừa vắt lấy nước cốt cho vào chảo thắng vừa tới rồi đem nếp vào xào cho đến khi dẻo mặt, sít tay. Khi nếp đã xào rồi thì gói dễ dàng hơn, chỉ cần trải nếp ra hình chữ nhật, cho nhân cũng đã nắn ra dạng hình hành rồi gói. Và loại bánh này cũng không cần nấu nhiều lửa như cách gói đầu tiên. Các bà, các chị chỉ cần đem hấp cách thủy độ 5, 6 tiếng là bánh đã chín tới rồi.

Ở Phú Quốc lại có một loại bánh tét gói bằng lá mật cật (một loại lá cọ), do chất liệu lá nên bánh khi gói ra lại có hình tam giác. Nếp của bánh tét mật cật thường được dùng lẫn với nước cốt của lá bù ngót nên khi bánh chín tới có màu xanh rất đẹp, lại có mùi thơm bùi rất đặc trưng. Tưởng rằng đây là sản vật riêng của xứ đảo Phú Quốc. Mới đây, khi lên Lạng Sơn, dừng chân ở một hàng quán ven đường lại thấy cái bánh quen thuộc này. Cũng gói bằng lá cọ, bánh cũng được gói với hình thù tam giác như vậy. Chỉ khác là bánh ở Lạng Sơn thì họ pha lá cẩm vào nếp và được gọi là: bánh chưng cẩm!

Quả là đòn bánh cổ truyền ngày xưa nay đã lên ngôi. Nó như một cọng dây vô hình nắm níu mỗi người chúng ta về với ngày xưa. Về với cội nguồn dân tộc đôi khi nó chỉ giản đơn là vậy!

 

 Tuyến Lê - Sưu tầm

 


Báo Xuân Canh Dần 2010 -  Hội Cựu Học Sinh Trung Thu