|
![]() ![]() | ||||
Chợ Tết, chợ hoa xuân, những sinh hoạt đặc thù tạo nên không khí vui vẻ nhộn nhịp, đô hội những ngày Tết cổ truyền. Chợ tết, chợ hoa xuân thường hiện diện trong đời sống tinh thần ngày xuân vào những ngày cuối cùng của năm cũ. Khi mọi nhà đã hoàn tất công việc mua sắm, sửa soạn để chuẩn bị đón xuân: cũng là lúc hội hoa xuân tưng bừng góp mặt. ![]() Con kênh ở đường Nguyễn Huệ hồi đó vì có phố chợ Bến Thành, nên tại hai bên bờ kênh, người Việt, người Hoa, người Chà, người Miên... xây nhà san sát để buôn bán. Xen kẽ vào có nhiều nhà lầu của người Pháp, xây lên để ở, làm văn phòng, thiết lập các hãng buôn. Sau này còn lại dăm ba căn ở gần ty Ngân Khố, vài nhà của người Hoa mở ra bán hủ tiếu, thịt quay, cháo cá, cà phê, mấy tiệm thuốc bắc và đôi ba tiệm của các chú người Ấn bán vải, tạp hóa, cari, nước hoa... ![]() Thời kỳ đó khu này đã có Nam Trung khách sạn mở ra với sự góp vốn của nhiều cổ phần, có ban quản trị và sổ sách giấy tờ kế toán rất phân minh. Đặc biệt tại Nam Trung khách sạn mỗi tối từ 17 giờ đến 23 giờ đều có ca nhạc, sau đó có cô đầu hát xướng ngoài ra cũng có cả hát xiệc để dành cho giới trẻ. Được ít năm sau chính quyền Pháp tại Sài Gòn cho lấp con kênh để biến thành con đường lớn chạy từ mé sông tới tòa đô chính với những văn phòng, cơ sở hành chánh của người Pháp như ở Ngân Khố, sở Thương Chánh... và con đường này được đặt tên là đại lộ Charner (tên của một sĩ quan Hải Quân Pháp tiến chiếm Nam Kỳ).
Vì đặc trưng của Saigon trong nhiều thập niên,
cứ đến ngày Tết thì người dân dạo chơi Chợ Hoa Nguyễn Huệ. Khách du xuân có thể
thưởng lãm các sắc hoa cây cảnh và chọn mua những cành mai, chậu quất ưng ý, Chợ
Hoa Tết Nguyễn Huệ cho đến nay vẫn còn là hoài niệm của nhiều người ở trong nước
cũng như hải ngoại. Chợ hoa Nguyễn Huệ trước đây, vẫn có chút hoài nhớ một cái chợ hoa đã đi vào quá
khứ. Bởi dù rất đẹp, đường hoa Nguyễn Huệ hôm nay vẫn không có được sự tự nhiên,
mộc mạc, không hề sắp đặt của chợ hoa Nguyễn Huệ ngày trước. |