Hội Cựu Học Sinh Trung Thu

XUÂN Ý
KHAI BÚT
TRANG BÌA
ÁO  TRẮNG
CHÚC XUÂN
ĐẦU NĂM ĐÓN LỘC
BÓI QUẺ ĐẦU XUÂN
ĐỐT PHÁO GIAO THỪA
CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT
NGUỒN GỐC CÂU ĐỐI TẾT
NHẠC: MỪNG XUÂN ĐẾN - ĐQT
NHỮNG PHONG TỤC ĐẸP NGÀY TẾT
MÓN ĂN CỔ TRUYỀN Ở CÁC XỨ Á CHÂU
TRANG ĐIỂM DƯỚI NẮNG XUÂN
MÙA XUẦN KHÔNG ĐẾN NỮA
NHỮNG LÁ THƯ KHÔNG TÊN
NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
PHONG TỤC NGÀY TẾT
CON BƯỚM THIÊN THU
CHỢ HOA NGÀY XUÂN
CHUYỆN TÌNH CƯ XÁ
MÓN QUÀ ĐẦU NĂM
CON ÉN MÙA XUÂN 
SỰ TÍCH ÔNG TÁO
SỰ TÍCH HOA MAI
BẦU CUA CÁ CỌP
TẾT MIỀN TRUNG
TRUYỆN NGẮN
CHUYỆN CƯỜI
HÁT SẮC BÙA
THIỆP XUÂN
THỦY TIÊN
LỊCH 2010
BÁNH TÉT 
THƠ
HCHS - TT



















 

  

 

   

   Trong những ngày Tết cổ truyền ở nước ta, tục hát sắc bùa là một hình thức dân ca nghi lễ vào ngày đầu năm khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ.

Hát sắc bùa là cách chúc mừng ngày Tết thường được tổ chức thành từng đội từ 5 - 7 người, có khi đến vài chục người, gọi là phường bùa. Thời gian hát từ đêm 30 tháng chạp đến rằm tháng giêng, cá biệt như ở Quảng Ngãi có thể kéo dài cả mùa xuân.

Về tên gọi của loại hình cũng có những biến thể khác nhau, như ở Nam Trung bộ và Nam bộ gọi là sắc bùa, ở Quảng Nam gọi là ca xuân sắc bùa, ở Hòa Bình gọi séc bùa.

Hiện nay, hình thức hát sắc bùa còn giữ lại tương đối đầy đủ hơn cả là hát sắc bùa Thừa Thiên Huế. Đội hát sắc bùa ở đây gồm 14-16 người, gồm một ông cái sắc, một ông tróc quỷ, một em bé đóng quỷ, một ông đánh trống và ông lối lo đọc chú. Nét đặc sắc của hát sắc bùa Thừa Thiên Huế là rất đậm chất sân khấu nên rất hấp dẫn. Các nhân vật đều được phân vai và biểu diễn theo vai được phân, còn đội đọc chú thì giữ vai trò như đồng ca.

Ở một số địa phương khác như Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre… hát sắc bùa về hình thức nghi lễ cơ bản cũng giống như ở Thừa Thiên Huế, có điều bỏ bớt phần bắt quỷ, chỉ có khác chúc mừng năm mới. Bài hát chúc mừng mỗi nơi một khác, và ngay từng nơi, từng đối tượng nghề nghiệp, từng gia cảnh, bài hát chúc mừng phải thay đổi làm sao cho phù hợp. Chẳng hạn ở Quảng Bình, lúc vào nhà chỉ có ông bà già, thì hát:

 

Ngó vô trong nhà
Cao đèn đỏ lửa
Xin ông ra khai môn
Để cho bầy tui vào
Trông lên giường cao
Thấy con rồng ấp
Ngó xuống dưới đất
Thấy con rồng chầu
Ông mệ (bà) sống lâu
Thượng đế thơ sắc…

 

Ở Nghệ An, người ta lập thành phường gọi là phường sắc bùa để hoạt động vào dịp Tết. Mỗi phường có từ 4-10 người, có khi toàn trẻ em từ 10-15 tuổi, trừ người trùm phường, trùm phường là người thông thạo các bài hát chúc và có thể ứng khẩu sáng tác tùy theo hoàn cảnh từng gia đình hay từng đối tượng, nghề nghiệp. Buổi hát kết thúc bằng một bữa rượu, bánh chưng và tiền phong bao, nhiều ít tùy gia chủ.

Người Mường ở miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh cũng chỉ hát bài chúc tụng và cứ hát xong một câu lại đánh một hồi chuông. Ở xứ Mường Hòa Bình, sau bài hát mở cửa, phường bùa vừa đi vừa đánh cồng, sau bài cồng là bài hát chúc tụng. Gia chủ cám ơn và tặng quà. Phường hát tiếp tục đi nơi khác. Còn ở Quảng Nam, hát sắc bùa còn gọi là ca xuân sắc bùa. Sau khi tiến hành các nghi lễ chúc tụng còn có điệu hát múa dân gian.

Ở Bến Tre (Nam bộ), đội hát từ 4-6 người, gồm một ông bầu, một người chơi đàn cò, một người đánh trống cơm, hai người chơi sanh cái và sanh tiền. Tuy nhiên, số người trong đội hát không nhất thiết về số lượng. Ông bầu là người chuyên lo sáng tác cho đội. Khi đội hát đến cổng ngõ nhà gia chủ, dưới sự chỉ huy của ông bầu, các nghệ nhân trong đội hát nổi nhạc, vỗ trống cơm, gõ sanh tiền và hát bài “Khai môn”:

Mở cửa, mở cửa
Khoen trên cài xỏ
Ngõ dưới còn gài
Chả phụ đứng ngoài
Thần tài sát quỷ
Thầy quỷ lại xao
Ông ngồi giường cao
Mở chặng đường nào
Năm mới giàu sang
Bình an vô sự…

Gia chủ ra mở cửa. Khi vào trong nhà, ông bầu vái lạy. Các thành viên trong đội xếp thành hai hàng rồi hát chúc xuân, sau đó cả đội hát bài chúc ông bà. Khi hát xong, ông bầu làm nghi thức dán bùa.

Còn lối hát súc sắc súc sẻ ở miền Bắc nước ta, có người cho rằng đó cũng là hình thức hát sắc bùa. Các em vừa súc sắc súc sẻ trong lúc gia đình chủ nhà chăm chú nghe, và sau lời hát, gia đình nào cũng tặng các em một ít tiền, tiền đó các em bỏ ống.

Trên đây là những hình thức chúc Tết rất độc đáo của dân tôc ta. Đó là hình thức dân ca nghi lễ, tàng ẩn khát vọng cầu mong sự sanh sôi nẩy nở, xua đuổi tà ma, đem lại bình yên cho mọi gia đình vào dịp đầu năm…

 

 

 WL - Sưu tầm

 


Báo Xuân Canh Dần 2010 -  Hội Cựu Học Sinh Trung Thu