Hội Cựu Học Sinh Trung Thu

XUÂN Ý
KHAI BÚT
TRANG BÌA
ÁO TRẮNG
CHÚC XUÂN
ĐẦU NĂM ĐÓN LỘC
BÓI QUẺ ĐẦU XUÂN
ĐỐT PHÁO GIAO THỪA
CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT
NGUỒN GỐC CÂU ĐỐI TẾT
NHẠC: MỪNG XUÂN ĐẾN - ĐQT
NHỮNG PHONG TỤC ĐẸP NGÀY TẾT
MÓN ĂN CỔ TRUYỀN Ở CÁC XỨ Á CHÂU
TRANG ĐIỂM DƯỚI NẮNG XUÂN
MÙA XUẦN KHÔNG ĐẾN NỮA
NHỮNG LÁ THƯ KHÔNG TÊN
NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
PHONG TỤC NGÀY TẾT
CON BƯỚM THIÊN THU
CHỢ HOA NGÀY XUÂN
CHUYỆN TÌNH CƯ XÁ
MÓN QUÀ ĐẦU NĂM
CON ÉN MÙA XUÂN 
SỰ TÍCH ÔNG TÁO
SỰ TÍCH HOA MAI
BẦU CUA CÁ CỌP
TẾT MIỀN TRUNG
TRUYỆN NGẮN
CHUYỆN CƯỜI
HÁT SẮC BÙA
THIỆP XUÂN
THỦY TIÊN
LỊCH 2010
BÁNH TÉT 
THƠ
HCHS - TT
      

 

 

    

   Mỗi năm cứ đến ngày tết , từ trong các ngõ ngách đường phố Sàigòn đến các xóm . Mọi người đều chơi Bầu Cua Cá Cọp nhưng trong trò chơi này , chỉ có Bầu, Cua, Cá, Hươi, Tôm và Gà, không có con Cọp. Như thế tại sao gọi là Bầu Cua Cá Cọp. Con Cọp không còn thấy trên các bàn Bầu Cua Cá Cọp như hiện nay.
Bầu Cua Cá Cọp là trò chơi đầu tiên, bắt nguồn từ bên Trung Quốc, Phúc Kiến, người Tàu gọi là Hoo Hey How. Cá (Hoo), Tôm( Hey) ,Cua ( How). Thật ra trò chơi này cũng tương tự với trò chơi của các thủy thủ người Anh gọi là Crown and Anchor.


Trò chơi nầy ban đầu được các thủy thủ bài ra chơi trên bon tàu trong lúc rỗi rảnh, buồn chán khi ra khơi đánh cá do đó chỉ phổ biến ở các nước Anh, Bỉ, Hòa Lan, và nước Pháp.

 

 

 

 

Bàn cờ người Tàu nguyên thủy không có con Cọp mà thay vào đó là đồng tiền xu.

 


 

 

 

 

 

Ở nước Thái Lan, bàn bầu cua có hình nguyên con cọp. Đây mới chính là gọi Bầu Cua Cá Cọp.

 


Có rất nhiều giả thuyết để giải thích tại sao người Việt chúng ta gọi là bầu cua cá cọp:


1. Có người cho rằng vì sự sùng bái Cọp nên sau này trên bàn cờ không dám đụng con Cọp. Có thể ông cha ta ngày xưa khi khai phá vùng đất ở phương Nam có rất nhiều Cọp dữ, nên sùng bái coi cọp như là Ông Cọp hay Ông Ba Mươi.

2. Những hình ảnh thú vật và trái bầu trên bàn cờ bầu cua đều thể hiện những hình ảnh hiền hòa gần gủi với nếp sống của dân quê ở đồng ruộng trong khi đó cọp là loại thú hại người sống trên rừng núi. Con Cọp không thích hợp với những con vật trên bàn cờ.

3. Bàn Bầu cua cá Cọp thật ra là bầu cua cá cọc. Ngày nay nói sai thành bầu cua cá cọp. Trong từ cổ Việt chữ Cộc có nghĩa là nọc, đực, dương, vật nhọn. Những con thú biểu tượng cho nọc, đực, dương, mặt trời gọi chung là con Cọc hay có tên biến âm của Cọc hay có nghĩa là nọc, cọc, que, vọt, đực. Cọc mang trọn nghĩa của chữ Nọc, trong chữ nòng nọc. Ở đây, ở cõi đất thế gian, con Hươu đực, Hươu Nọc tức con Hươu có Sừng, loài thú bốn chân đi trên mặt đất là con Hươu Cọc, Con Cọc. Sừng là vật nhọn là một thứ Cọc nhọn, một thứ Nọc nhọn mang dương tính. Nhìn vào bàn Bầu Cua ta thấy con Cọc chính là con Hươu ở góc trên bên trái.

 


Tóm lại phải nói là Bầu Cua Cá Cọc mới đúng, nói Bầu Cua Cá Cọp là sai.truyền thống dân tộc “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên cho mọi người đầu năm đã cùng nhau vui Xuân với các trò chơi của ngày Tết như kêu Lô-tô, lắc bầu cua, vv... Ông già, bà cả nhớn bé đều xả láng” mua vui. Xa quê hương mà thấy cảnh ngày Xuân trên đất khách cũng vui và tạm an ủi phần nào. Nói đến bầu cua thì thường mọi người hay gọi là bầu cua cá cọp”. Có một ông nào đó đã cắc cớ viết thư về hỏi MC Nguyễn Ngọc Ngạn của CT Thúy Nga “Paris By Night” là tại sao trong 6 vật thể trong bàn “bầu cua không có con cọp trong đó mà tại sao người ta vẫn hay gọi là “bầu cua cá cọp”, lý do tại sao? Ông Ngạn cũng lắc đầu cười trừ và không biết phải giải thích ra sao cho phải phép
Còn các bạn Trung Thu thì sao???

"Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua .
Lắc một cái ra ba con gà mái,

thôi hết tiền đi thua hết tiền ..."


 Lê Công Lý                                                        

ĐẦU TRANG

Báo Xuân Canh Dần 2010 -  Hội Cựu Học Sinh Trung Thu